Cảm lạnh ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị cảm lạnh

Nếu trẻ bị cảm lạnh thì sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, ngủ không yên…. Vì thế, cha mẹ cần nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu trẻ bị cảm và có những cách chăm sóc sức khỏe cho bé phù hợp. Dưới đây là những kiến thức cần thiết để cha mẹ biết được cách chăm sóc đúng đắn khi trẻ em và trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. 

Cha mẹ cần nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

1. Nguyên nhân 

  • Chủng virus chủng rhinovirus hoặc enterovirus tấn công là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em và trẻ sơ sinh bị cảm.
  • Trẻ có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với nước bọt có chứa virus của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Thông thường trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cảm cao hơn, do sức đề kháng của trẻ còn yếu hơn. 
  • Sức đề kháng ở trẻ em còn yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, cơ thể không đủ sức chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập, tấn công trẻ nhỏ, làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh
  • Khi trời trở lạnh, trẻ ở trong điều hòa hoặc bật quạt quá lâu thì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm. Ngoài ra, không khí khô cũng là một trong những yếu tố khiến hệ hô hấp của bé bị kích ứng, làm tăng nguy cơ bị cảm ở cả trẻ em và trẻ sơ sinh. 
  • Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn là nơi trú ngụ yêu thích của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh , trẻ bị dị ứng, đồ chơi của bé không được vệ sinh sạch sẽ…

2. Triệu chứng 

2.1. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh 

  • Hắt xì hơi
  • Ho khan, ho nhiều vào buổi tối
  • Sốt
  • Quấy khóc
  • Ăn uống kém, không chịu bú mẹ hoặc bú bình
  • Ngủ không yên

2.2. Triệu chứng ở trẻ em trên 1 tuổi

  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Hắt xì
  • Đau họng
  • Ho
  • Có thể bị sốt
  • Cơ thể mệt mỏi

3. Các biện pháp điều trị trẻ bị cảm lạnh

3.1. Uống nhiều nước ấm và tăng cữ bú 

Mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé
Mẹ cần tăng cường cữ bú cho bé

Đối với trẻ sơ sinh, khi bé bị cảm cha mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để giúp hạn chế tình trạng cơ thể bị mất nước do sốt. Sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và sức đề kháng, nên sẽ giúp cơ thể bé hồi phục nhanh hơn. 

Còn đối với những bé trên 1 tuổi, bé nào vẫn còn bú thì mẹ cũng nên tăng cữ bú cho bé. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé uống thêm nước ấm để hạn chế tình trạng sốt ở trẻ; đồng thời giúp làm dịu cổ họng, làm loãng dịch nhầy trong mũi để giúp bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung nước cho bé theo cách cho bé ăn các món lỏng như súp, cháo…. 

3.2. Vệ sinh mũi cho trẻ 

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Nghẹt mũi khi bị cảm sẽ khiến bé chảy nước mũi và khó thở. Vì thế, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé 2 lần/ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn; đồng thời giúp ngăn ngừa các virus, vi khuẩn có trong dịch nhầy thâm nhập sâu vào đường thở. 

Cha mẹ cũng lưu ý, đối với trẻ sơ sinh thì nên hạn chế dùng dụng cụ hút mũi. Vì lực hút mạnh có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương, dẫn đến vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên nhỏ nước muối vào mũi cho con, rồi dùng khăn ấm và sạch nhẹ nhàng lau xung quanh mũi cho bé. 

3.3. Dùng máy tạo độ ẩm 

Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định
Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định

Không khí khô sẽ khiến đường thở của bé bị kích ứng, gây khô đường thở, dẫn đến đau rát và dễ bị viêm nhiễm hơn. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, cha mẹ nên sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm trong gia đình, đặc biệt khi sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi. 

3.4. Giữ ấm cơ thể trẻ 

Cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé
Cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé

Nếu cơ thể không được giữ ấm, thì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác. Do đó, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho con, đặc biệt là vùng cổ và hạn chế cho bé tiếp xúc với gió lạnh. Cha mẹ có thể dùng tinh dầu nóng như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp… để massage lòng bàn chân, ngực và lưng để làm ấm cơ thể bé. 

3.5. Kê cao đầu trẻ khi ngủ 

Mẹ nên kê cao gối cho bé khi ngủ
Mẹ nên kê cao gối cho bé khi ngủ

Đây cũng là một trong những cách trị cảm lạnh hiệu quả cha mẹ nên áp dụng cho con. Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, nước mũi không bị ứ lại tại vùng họng nhiều nên sẽ giúp làm giảm các cơn ho ở trẻ. 

3.6. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ 

Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé sạch sẽ thường xuyên để ngăn không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…. Cách này cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ. Ngoài ra, khi cần đưa bé ra ngoài, cha mẹ cũng nên cho bé đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp; đối với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, cha mẹ nên dùng một chiếc khăn mỏng để che mũi miệng cho bé. 

3.6. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Đối với những trẻ trên 1 tuổi, khi trẻ bị cảm lạnh cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, để giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh của trẻ gồm ho và đau họng. Các thành phần dược liệu trong Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng dưỡng vùng hầu họng, giúp làm ẩm và ấm vùng niêm mạc họng, giảm sưng đau và làm dịu tình trạng ngứa rát họng. Nhờ đó giúp làm giảm bớt tần suất các cơn ho, thúc đẩy quá trình làm lành của các niêm mạc bị tổn thương, cải thiện bệnh hiệu quả, nhưng đồng thời cũng không làm triệt tiêu đi phản xạ ho cần thiết để tống đẩy các tác nhân gây hại đường hô hấp ra khỏi cơ thể, giúp chữa bệnh tận gốc. 

Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng bổ phế, dưỡng phổi và giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Vì thế, Thuốc ho Bảo Thanh không những giúp trị cảm lạnh, mà còn có tác dụng tích cực trong trị các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi…. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là đông dược cao cấp, được xếp vào nhóm thuốc không kê đơn do Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành. Vì thế, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến khích cha mẹ nên pha siro Thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm, cho bé uống 2 lần/ngày để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp ngay cả khi bé khỏe mạnh. Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng ngay sau khi bé thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh sẽ giúp cha mẹ giảm bớt nỗi lo trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp. 

3.7. Dùng thuốc tây y 

Cách điều trị cảm lạnh bằng thuốc tây y ở trẻ em và trẻ sơ sinh chỉ được áp dụng khi trẻ bị cảm nặng, các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà không giúp cải thiện bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho bé như: 

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất là paracetamol. 
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan dạng siro, viên nén, dung dịch. Thuốc dùng cho trẻ em trên 2 tuổi. 
  • Thuốc kháng histamin: Clopheniramin, Cetirizine Hydrochloride, Levocetirizine….

Cha mẹ lưu ý, việc sử dụng thuốc tây y cần có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

4. Trẻ em và trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khi nào nên đi viện? 

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bé bị sốt cao
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bé bị sốt cao

Khi bé bị cảm và xuất hiện các triệu chứng sau, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời: 

  • Nổi ban đỏ trên da. 
  • Ho dai dẳng không dứt, ho có đờm. 
  • Sốt kéo dài từ 5 – 7 ngày. 
  • Nôn trớ, tiêu chảy. 
  • Khó thở, thở khò khè, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. 
  • Bú kém hoặc không bú. 
  • Cơ thể mệt mỏi và có dấu hiệu bị đau ở nhiều vùng trên cơ thể. 
  • Môi hoặc đầu ngón tay bị tím tái. 

5. Cách phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé
Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé

Để ngăn ngừa trẻ bị cảm, cha mẹ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe cho bé theo những cách sau: 

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều với gió lạnh. 
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị bệnh hô hấp hoặc các tác nhân kích thích bên ngoài. 
  • Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài. 
  • Tăng cường cho bé bú và cho bé uống đủ nước hàng ngày.  
  • Vệ sinh mũi và răng nướu cho bé sạch sẽ. 
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn hoặc chạm vào trẻ. 
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé sạch sẽ. 
  • Sử dụng máy tạo ẩm khi không khí khô, khi dùng điều hòa và máy sưởi.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng đã giúp cha mẹ biết được những cách chăm sóc khi trẻ và trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Cha mẹ nên áp dụng những cách xử lý đã được chia sẻ trong bài viết ngay khi bé xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh đầu tiên. Điều này sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh, giúp bé mau khỏi bệnh và tránh gây ra các biến chứng sức khỏe khác. 

5/5 - (4 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận