TOP 10 Thuốc Long Đờm Tốt Nhất – Cách Dùng Và Lưu Ý Đi Kèm

Đờm đặc tiết ra quá nhiều trong cổ họng gây vướng víu khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp. Vì thế, dùng thuốc long đờm là cách được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Dưới đây là 10 loại thuốc có tác dụng tiêu đờm, tan đờm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo để sử dụng. 

Mục lục bài viết

1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh - Giảm Ho Và Bổ Phế
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược cao cấp không kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Thuốc được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao gồm: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Bán hạ, Trần bì, Viễn chí…; kết hợp với các vị thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian như: Mật ong, Ô mai, Cam thảo…. Các vị thuốc được kết hợp với nhau theo bố cục chặt chẽ của một bài thuốc đông y, gồm Quân – Thần – Tá – Sứ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, tăng cường công năng bổ phế, trừ ho và hóa đờm. 

Các vị thuốc long đàm, hóa đàm và tiêu đờm được kết hợp với nhau chặt chẽ, có tác dụng làm giảm độ đặc của đờm nhầy, đánh bật dịch nhầy bám chặt vào cổ họng, từ đó giúp tống chất nhầy ra khỏi vùng hầu họng nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam. 

Thành phần: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Phục linh, Cát cánh, Trần bì, Bán hạ, Ngũ vị tử, Qua lâu nhân, Viễn chí, Khổ hạnh nhân, Tinh dầu bạc hà, Cam thảo, Ô mai, Mật ong, Gừng.

Công dụng: 

  • Loãng đờm, long đờm và tiêu đờm.
  • Trừ ho, bổ phế và tăng cường sức đề kháng.
  • Kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại cho đường thở.
  • Giảm sưng đau và ngứa rát cổ họng.
  • Hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương trong hệ hô hấp.
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…. 

Cách dùng: 

  • Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.
  • Viên ngậm Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh: Ngày ngậm 6 – 8 lần, mỗi lần 1 viên,

Lưu ý: Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chị em đang mang bầu dưới 3 tháng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. 

Giá tham khảo: 

  • Siro bổ phế Bảo Thanh chai 90ml giá khoảng 38.000 đồng/chai.
  • Siro bổ phế Bảo Thanh chai 125ml giá khoảng 50.000 đồng/chai.
  • Siro bổ phế Bảo Thanh chai 250ml giá khoảng 94.000 đồng/chai.
  • Viên ngậm Bảo Thanh truyền thống hộp 20 viên giá 36.000 đồng/hộp.
  • Viên ngậm Bảo Thanh truyền thống hộp 100 viên giá 180.000 đồng/hộp.
  • Viên ngậm Bảo Thanh NS không đường hộp 20 viên giá 48.000 đồng/hộp.
  • Viên ngậm Bảo Thanh NS không đường hộp 100 viên giá 240.000 đồng/hộp.

2. Thuốc long đờm Ambroxol

Thuốc long đờm Ambroxol

Ambroxol là một trong những loại thuốc long đờm được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là nhóm thuốc tiêu đờm, long đờm thuộc dạng chất chuyển hóa bromhexin được dùng cho các đối tượng mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản dạng hen, hen suyễn….

Thành phần: Ambroxol hydrochloriden và các tá dược khác vừa đủ.

Cách sử dụng: 

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 4 viên tương đương với 30mg. 
  • Uống thuốc sau bữa ăn.

Lưu ý: Thuốc tiêu đờm Ambroxol không dùng thuốc cho người bị viêm dạ dày, thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Giá tham khảo: 40.000 đồng/hộp.

3. Thuốc tiêu đờm Acetylcystein

Thuốc tiêu đờm Acetylcystein

Acetylcystein thường được chỉ định cho những người bị nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến ho có đờm lâu ngày không khỏi. Thuốc ho loãng đờm Acetylcystein không những có tác dụng làm giảm độ đặc của đờm giúp tiêu đờm nhanh chóng, mà còn hỗ trợ phòng ngừa các biến của bệnh về đường hô hấp ở những người bị nhiễm khuẩn, đa tiết phế quản, khí phế thủng. Thuốc cũng được sử dụng trong những trường hợp bị khô mắt, ngộ độc gan. 

Thành phần: Acetylcysteine 200 mg.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. 

Giá tham khảo: 75.000 đồng/hộp.

4. Thuốc tan đờm Acemuc

Thuốc tan đờm Acemuc

Acemuc là thuốc ho đờm được kê đơn phổ biến trong trường hợp ho do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Dược phẩm này có tác dụng long đờm, hạn chế dịch đờm trong vòm họng; từ đó giúp ức chế phản xạ ho. Đối tượng được chỉ định dùng thuốc Acemuc gồm: người bị ho khan, ho có đờm, ho gà, ho do viêm họng, viêm phế quản và màng phổi bị kích ứng.

Thành phần: Acetylcystein, Aspartame.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc 1 gói Acemuc 200mg.

Giá tham khảo: 58.000 đồng/hộp.

5. Thuốc long đờm Mucosolvan

Thuốc long đờm Mucosolvan

Mucosolvan được chỉ định cho các trường hợp mắc các bệnh hô hấp có hiện tượng tăng dịch tiết phế quản, sinh ra nhiều đờm nhầy trong hệ hô hấp. Loại thuốc này có tác dụng long đờm, tiêu đờm và cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thành phần: Ambroxol chlorhydrate.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.

Giá tham khảo: 60.000 đồng/hộp.

6. Thuốc long đờm Eprazinon

Thuốc long đờm Eprazinon

Eprazinon là một trong những dược phẩm được kê đơn phổ biến khi hệ hô hấp sinh nhiều đờm nhầy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Thuốc tiêu đờm nhanh, làm loãng đờm hiệu quả, cải thiện tình trạng ho và giúp cho người bệnh thở dễ dàng hơn. Eprazinon được chỉ định dùng cho các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp trên gồm: viêm mũi, viêm họng có đờm, hen phế quản, viêm phế quản…. 

Thành phần: Eprazinon dihydrochloride và các tá dược khác vừa đủ.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên 50mg. 

Lưu ý: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa và dị ứng da. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

7. Thuốc tiêu đờm Carbocisteine

Thuốc tiêu đờm Carbocisteine

Carbocisteine có tác dụng làm loãng đờm, đánh bật đờm nhầy bám dính vào vùng hầu họng, từ đó giúp đẩy lượng đờm dư thừa xuống hệ tiêu hóa hoặc thông qua phản xạ ho. Ngoài ra, Carbocisteine còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm giảm tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp. Thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp bị ho đờm do các bệnh mãn tính gây ra. 

Carbocisteine hiện được bào chế dưới dạng thuốc uống và siro ho long đờm. Cả hai sản phẩm đều có công dụng điều trị bệnh như nhau. 

Thành phần: Carbocisteine và salbutamol.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc viên: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Siro uống: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Giá tham khảo: 45.000 đồng/hộp.

8. Thuốc tan đờm Disolvan

Thuốc tan đờm Disolvan

Disolvan chứa các hoạt chất có tác dụng làm loãng dịch đờm, làm giảm độ bám dính của đờm nhầy, giúp đẩy dịch nhầy dư thừa ra khỏi đường thở nhanh chóng. Thuốc thường được sử dụng cho người mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp có biểu hiện tăng dịch đờm và khó long đờm như: viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi tắc nghẽn…. Disolvan hiện được bào chế dưới dạng viên nang uống và siro tiêu đờm. 

Thành phần: Bromhexine hydrochloride.

Liều dùng: 

  • Viên nang: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. 
  • Siro: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

9. Thuốc long đờm Eramux

Thuốc long đờm Eramux

Eramux nằm trong nhóm thuốc long đờm và ức chế phản xạ ho. Các hoạt chất trong dược phẩm này có tác dụng làm loãng đờm, long đờm, giúp đẩy chất đờm ra khỏi đường thở và giúp làm giảm phản xạ ho. Thuốc thường được dùng trong những trường hợp bị ho đờm do các bệnh đường hô hấp như: cảm cúm, suy hô hấp mãn tính, viêm phế quản….

Thành phần: Eprazinone dihydrochloride 50mg và các tá dược vừa đủ khác. 

Liều dùng: Ngày uống 3 – 6 viên, chia làm 3 lần uống.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, dị ứng…. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

10. Thuốc Bromhexin 

Thuốc Bromhexin

Bromhexin có tác dụng làm loãng dịch đờm, long đờm và tiêu đờm hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm phản xạ ho, làm thông thoáng đường thở và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn. Thuốc thường được kê đơn cho người có dấu hiệu răng tiết dịch đờm do các bệnh về đường hô hấp gây ra. 

Thuốc long đờm Bromhexin hiện được bào chế dạng viên nang, siro và tiêm. Phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.

Thành phần: Bromhexin HCl và các tá dược khác vừa đủ.

Liều dùng: 

  • Thuốc uống: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. 
  • Siro: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
  • Thuốc tiêm: Dùng theo chỉ định của bác sĩ. 

Giá tham khảo: 18.000 đồng/hộp 100 viên.

Bài viết trên đã giới thiệu các loại thuốc tiêu đờm, long đờm được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, không cần kê đơn, an toàn, lành tính cho mọi đối tượng sử dụng. Còn các loại thuốc tây y khác cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng và có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để long đờm và tiêu đờm nhanh chóng, hiệu quả. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận