Ô mai vị thuốc quý trị ho

Ô mai là món ăn quen thuộc, được nhiều người Việt Nam ưa chuộng, đặc biệt là món ăn khoái khẩu của chị em phụ nữ. Ô mai có vị chua nhẹ của quả mơ, vị mặn của muối, vị cay ấm của gừng và vị ngọt tự nhiên của cam thảo, tất cả được hòa quyện làm nên một hương vị rất đặc trưng của Ô mai. Ô mai còn được xem như một món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Việt Nam, được dùng nhiều trong các dịp lễ tết, và còn là món quà yêu thích của người Việt Nam khi xa xứ.

Ô mai vị thuốc quý trị ho

Mục lục bài viết

Cửu chưng cửu sái – Phương pháp chế biến Ô mai làm thuốc

Dân gian thường chế biến Ô mai theo cách sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó, cho vào vại, ngâm với muối, theo tỉ lệ 1 kg mơ: 300 g muối, sau 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục đem phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 9 lần (9 lần phơi, 9 lần ngâm – phương pháp cửu chưng, cửu sái), tới khi da quả mơ săn chắc, và có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt, khi đó có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần.

Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

Ô mai – vị thuốc trừ ho, hóa đờm dân gian

Ô mai quen thuộc không chỉ vì đó là món ăn dân dã, ưa thích của nhiều người mà nó còn được dân gian sử dụng làm vị thuốc trừ ho, hóa đờm, đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày rất công hiệu. Dân gian còn dùng phối hợp Ô mai với Mật ong để tăng tính năng sát khuẩn, hỗ trợ tích cực trong điều trị viêm họng.

Ô mai – hiệu quả với các chứng ho dai dẳng lâu ngày

Ghi nhận công dụng của Ô mai trong điều trị các chứng ho, đặc biệt là ho dai dẳng lâu ngày, ho mãn tính, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim, nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu được bất kì một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Hải Thượng Lãn Ông viết: Ô mai có vị chua tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), hóa đờm. Điều đó khẳng định vai trò cốt yếu của Ô mai trong các bài thuốc trị ho, đặc biệt các chứng ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi.

Ô mai – Thành phần trong thuốc ho bổ phế Bảo Thanh

Gìn giữ và phát huy các giá trị cao quý, chân thực của y học cổ truyền Việt Nam, khai thác và ứng dụng công hiệu của vị thuốc quen thuộc – Ô mai, Công ty Dược phẩm Hoa Linh đã bào chế thành công thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, là sự phối hợp hiệu quả của Ô mai – Mật ong và bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm.

Ô mai sử dụng làm thuốc được lựa chọn kĩ càng, đạt các tiêu chuẩn sau: Thịt quả nạc, săn chắc, mùi thơm mát, có các hạt muối trắng, mịn kết tinh trên bề mặt.

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh điều trị hiệu quả các chứng ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho trong viêm họng, viêm phế quản. Đặc biệt, với công dụng vừa trừ ho, hóa đờm, vừa bổ phế, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh thích hợp điều trị các chứng ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho tái đi tái lại nhiều lần do phế âm hư.

Cách trị ho, viêm họng bằng ô mai 

1. Ngậm ô mai 

Ngậm ô mai chữa viêm họng, trừ ho là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện. Lúc này các tinh chất bên trong quả sẽ thấm vào vùng hầu họng, kích thích tăng tiết nước bọt, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, giảm sưng đau và ngứa rát họng. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm họng và giảm các cơn ho. 

Bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh hết hoàn toàn. 

2. Ô mai kết hợp húng chanh, sài đất 

Các vị thuốc trên đều có công dụng bổ phế, lợi phổi, trừ ho, giảm đau rát và ngứa ngáy cổ họng. Do đó, khi kết hợp các vị thuốc trên với nhau, sẽ giúp trị bệnh nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: ô mai và sài đất mỗi vị 4g; húng chanh 2g. 
  • Sài đất và húng chanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, sắc với một lượng nước vừa đủ để uống. 
  • Chia nước thuốc làm nhiều phần nhỏ và uống trong ngày. Khi uống ngậm rồi nuốt từ từ.

Lưu ý: Nếu không sắc thuốc, bạn có thể đem các vị thuốc trên giã nát rồi chắt lấy nước cốt để uống. 

3. Ô mai kết hợp cam thảo, gừng, lá chanh 

Đây là bài thuốc trong đông y được kê đơn trong trường hợp họng bị viêm, đau rát họng và ho. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: ô mai và lá chanh mỗi vị 4g; cam thảo 5g; gừng sống 2g. 
  • Đem các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc với 700ml nước. 
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml. 
  • Nước thuốc thu được chia làm 3 phần để ngậm và uống trong ngày. Trước khi uống, bạn nên đun ấm lại để phát huy tối đa hiệu quả của bài thuốc này. 

4. Ô mai, vỏ rễ dâu, hoa hòe

Các vị thuốc trên đều có công dụng giúp đẩy lùi các triệu chứng khi họng bị viêm, giúp làm dịu các niêm mạc họng, giảm sưng đau, ngứa rát và ức chế phản xạ ho. Đồng thời, bài thuốc này cũng có tác dụng trừ ho đờm rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Các vị thuốc trên chuẩn bị mỗi vị 12g. 
  • Cho tất cả vào ấm, sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 300ml nước. 
  • Chia nước thuốc thành 3 phần để uống trong ngày và uống khi còn ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng để ngậm liên tục. 

Những lưu ý khi trị ho, viêm họng bằng ô mai 

Khi áp dụng vị thuốc trên để chữa ho, trị viêm nhiễm họng bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Mua nguyên liệu rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. 
  • Không nên sử dụng các phương pháp trên ngắt quãng, cần phải thực hiện liên tục thì mới đem lại hiệu quả tốt. 
  • Có thể kết hợp với các loại thuốc trị ho để điều trị bệnh tốt hơn. 

Cách trị ho, viêm họng bằng ô mai được chia sẻ trong bài viết trên có công dụng điều trị bệnh tốt, nhưng cần phải lựa chọn được nguyên liệu đảm bảo chất lượng, thì mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của các bài thuốc. Hơn nữa, các phương thuốc trên đòi hỏi cần phải kiên trì thực hiện trong nhiều ngày thì mới phát huy tác dụng

Do đó, để tránh tình trạng bệnh lâu ngày không khỏi dẫn đến mãn tính, khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Các chuyên gia y tế khuyên, tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trừ ho và hỗ trợ điều trị viêm họng. Sản phẩm này chứa các vị dược liệu quý như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Viễn chí, Bán hạ…; kết hợp với các vị thuốc được sử dụng bổ biến trong y học cổ truyền như: Ô mai, Mật ong, Cam thảo, Bạc hà, vỏ Quýt…. Các vị dược liệu này kết hợp với nhau theo nguyên lý trị bệnh tận gốc của đông y, bổ phế, dưỡng phổi, bổ tỳ vị, dưỡng sinh hầu họng, làm giảm sưng đau và ngứa rát cổ họng, tiêu đờm, trừ ho và giúp làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Từ đó, giúp trừ ho và cải thiện tình trạng họng bị viêm nhiễm hiệu quả. 

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Vì vậy, sản phẩm này không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Để ngăn ngừa bệnh, mỗi ngày uống 2 ly siro bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng trước khi thức dậy. Thời điểm tốt nhất là uống vào khi giao mùa hoặc trời trở lạnh.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận