Bật mí mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho tại nhà
Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ho thường gặp ở những người có hệ tiêu hóa kém. Vậy tại sao bệnh lý này lại có thể gây ho và có những mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho tại nhà hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Tại sao trào ngược dạ dày gây ho?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng các dịch vị axit trong cơ quan này bị đẩy ngược lên thực quản, rồi sau đó tràn đến phổi và hệ hô hấp. Lúc này, axit từ thực quản bị đẩy ngược lên thực quản, khí quản, phế quản và gây kích thích tại đây. Khi đó, cơ chế phản xạ của hệ hô hấp sẽ sinh ra các phản ứng ho, nhằm tống các chất kích thích ra khỏi đường thở, làm sạch khu vực này nhằm bảo vệ đường thở không bị tổn thương.
Khi trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Sau đó sẽ chuyển sang ho có đờm nếu tình trạng bệnh nặng hơn, kèm theo các triệu chứng bệnh khác như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn….
2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho
2.1. Lá hẹ hấp mật ong
Trong lá hẹ có chứa hoạt chất saponin có tác dụng tiêu đờm, giảm ho. Đồng thời, hẹ còn chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ bị táo bón. Mật ong có tác dụng làm giảm lượng axit và kiểm soát trào ngược, cũng như hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá hẹ, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước, rồi cắt nhỏ.
- Trộn lá hẹ với một lượng mật ong vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì cùng cả nước và cái mỗi ngày 1 – 2 lần.
Lưu ý: Bài thuốc này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
2.2. Trà gừng
Gừng có tác dụng làm giảm kích ứng đường tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, khi bị ho do trào ngược dạ dày có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần nướng gừng trên lửa cho đến khi cháy xém thì đem đập dập, rồi đem hãm với nước sôi. Đợi khoảng 15 phút để tinh chất trong gừng khuếch tán ra ngoài rồi uống.
2.3. Hoa hồng hấp mật ong
Hoa hồng có tính kháng khuẩn, tiêu viêm và trị ho tốt. Kết hợp với mật ong có tác dụng cải thiện tình trạng bị ho do trào ngược thực quản hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy cánh hoa hồng bạch xé nhỏ rồi trộn đều với mật ong, sau cho mật ong ngập phần cánh.
- Đem hỗn hợp trên chưng cách thủy khoảng 10 – 15 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì ăn cả nước và cái. Thực hiện ngày 3 – 4 lần.
2.4. Củ cải kết hợp với gừng tươi
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong củ cải có tác dụng thải độc, loại trừ các cặn bã trong đường ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa; đồng thời giúp cải thiện trình trạng trào ngược axit dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 2 – 3 củ cải trắng, rồi đem xay với vài lát gừng tươi.
- Sau đó chắt lấy nước cốt của hỗn hợp trên để uống.
3. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày gây ho
Để ngăn ngừa vấn đề sức khỏe trên, trong chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, trà, cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn.
- Không nên ăn quá no hoặc các đồ khó tiêu trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
Trong bài viết trên, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về bệnh trào ngược dạ dày gây ho, cũng như những cách cải thiện vấn đề này tại nhà. Hãy thực hiện theo những lời khuyên trong bài viết, để có thể nhanh chóng cải thiện bệnh và đẩy lùi những cơn ho khó chịu nhé.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập