Ho và sốt – Nguyên nhân và cách chữa trị

Ho và sốt là những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, song không phải mọi bệnh lý về đường hô hấp đều xuất hiện. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến ho kèm sốt, đồng thời cách điều trị dứt điểm tình trạng này như nào?

Ho và sốt là những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân 

1.1. Cảm lạnh, cảm cúm 

Cảm lạnh, cảm cúm là hai lý do hàng đầu dẫn đến ho kèm theo sốt. Vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công đường thở, gây kích ứng dẫn đến phản xạ ho. Cùng lúc này, sức đề kháng của cơ thể giảm nên dễ dẫn đến sốt. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau rát họng, sổ mũi, ngạt mũi…. 

1.2. Viêm phế quản 

Giai đoạn đầu của bệnh nhân viêm phế quản thường xuất hiện các cơn ho khan và sốt cao. Bệnh nếu kéo dài không được chữa trị sẽ chuyển sang ho có đờm trắng hoặc vàng.

Ống phế quản trong phổi bị viêm, lớp niêm mạc trong ống phế quản tổn thương gây ho
Ống phế quản trong phổi bị viêm, lớp niêm mạc trong ống phế quản tổn thương gây ho

1.3. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương, chủ yếu là do nhiễm trùng phổi gây nên. Lúc này niêm mạc phổi bị phù nề, sưng huyết dẫn đến sản sinh ra nhiều dịch đờm, chất dịch này khiến đường thở bị kích ứng và tắc nghẽn dẫn đến ho. 

Ho là triệu chứng chắc chắn sẽ xuất hiện khi bị viêm phổi, kèm theo đó là sốt. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà người bệnh sẽ bị sốt hoặc không. Đối với trẻ nhỏ bị viêm phổi sẽ sốt cao, khó thở, đau tức ngực; còn đối với người già có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt. 

1.4. Lao phổi 

Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi, đặc biệt là khi người bệnh thường bị sốt về chiều. Các cơn ho có thể là ho khan, ho có đờm đặc, trong đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Người bị lao phổi thường biếng ăn, sút cân nhanh chóng nên có thể dễ dàng phân biệt với các bệnh lý về đường hô hấp khác. 

1.5. Áp xe phổi 

Áp xe phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, do biến chứng của các bệnh lý không được điều trị dứt điểm như viêm phổi, viêm màng phổi…. Lúc này, phổi xuất hiện các dịch mủ và ổ áp xe chứa mủ. Bệnh gây đau ngực, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm. Khi các ổ áp xe vỡ sẽ dẫn đến ho có đờm, đờm thường có mùi tanh hoặc mùi thối do chứa nhiều vi khuẩn. 

1.6. Ung thư phổi 

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nặng và khó chữa trị nhất. Người mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho ra máu, sốt liên tục và kéo dài, đau ngực, sút cân nhanh chóng…. Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. 

2. Các biện pháp điều trị 

2.1. Sử dụng siro bổ phế Bảo Thanh 

Siro bổ phế Bảo Thanh là thành quả kế thừa của bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao, đồng thời vận dụng sáng tạo kinh nghiệm dân gian trong trị các chứng bệnh gây ho. Nhờ đó, dược liệu này được đánh giá cao bởi đội y bác sĩ trong ngành, cũng như người tiêu dùng. Minh chứng rõ ràng nhất là siro bổ phế Bảo Thanh đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý có thể kể đến như: Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y tế trao tặng; Thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1; Thương hiệu nổi tiếng quốc gia….  

Thành phần của siro ho bổ phế Bảo Thanh gồm xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, sa sâm, trần bì, cát cánh, mật ong, cam thảo, ô mai…. Các thảo dược được kết hợp với nhau theo nguyên lý trị bệnh toàn diện của đông y, không chỉ trừ ho, tiêu đờm, trừ nhiệt độc, giảm viêm nhiễm…. Siro bổ phế Bảo Thanh còn giúp bổ phế, giữ ấm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó có thể trị dứt điểm các chứng ho, đồng thời trị bệnh tận gốc để ngăn ngừa các cơn ho tái phát. 

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Đặc biệt, siro ho bổ phế Bảo Thanh còn có sản phẩm không đường dành cho người bị tiểu đường, người không ưa ngọt và người ăn kiêng. Đồng thời, dược liệu sử dụng được cho cả phụ nữ đang cho con bú hoặc có bầu trên 3 tháng.

2.2. Dùng các loại thuốc tây y 

Một số loại thuốc tây y thường được sử dụng để trị ho có đờm và sốt có thể kể đến như: 

  • Thuốc giảm ho: có tác dụng ức chế các dây thần kinh và trung khu gây ho, từ đó làm giảm phản xạ ho. 
  • Thuốc kháng viêm: hỗ trợ điều trị những vùng tế bào bị viêm nhiễm. 
  • Thuốc kháng sinh: trị các vi khuẩn, virus gây bệnh. 
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: có công dụng hạ sốt cho cơ thể. 

Lời khuyên dành cho các bạn khi muốn sử dụng thuốc tây y là cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc, vì có thể gây phản tác dụng và dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác. 

3. Một số cách hỗ trợ khác

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm ho và hạ sốt dưới đây: 

  • Uống siro ho bổ phế Bảo Thanh với nước ấm hàng ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và trước khi đi ngủ. Siro ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp giữ ấm cơ thể và vùng hầu họng, trị ho, tiêu đờm và góp phần tăng sức đề kháng để giúp cơ thể chống lại các cơn sốt. Đây là dược liệu lành tính, đã được chứng nhận về chất lượng sản phẩm, nên bạn có thể sử dụng hàng ngày. 
  • Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, loãng đờm, tiêu đờm và hỗ trợ giảm ho. 
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng. 
  • Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bặm, phấn hoa, lông động vật, bụi vải…. 
  • Không hút thuốc lá. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Ho và sốt trong một số trường hợp không phải là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng, hoàn toàn có thể trị bệnh dứt điểm khi xác định đúng tác nhân và có phương pháp chữa trị ngay khi mới chớm bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với sử dụng siro bổ phế Bảo Thanh hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa các cơn ho khó chịu xuất hiện. 

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận