Ho ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ho ra máu là một trong những triệu chứng cảnh báo sức khỏe đang gặp một vấn đề nghiêm trọng nào đó, trong đó các bệnh lý về đường hô hấp xảy ra phổ biến nhất. Vậy ho ra máu là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Mục lục bài viết

1. Ho ra máu là bệnh gì? 

Ho ra máu là bệnh gì? 

Ho ra máu là tình trạng có xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm khi ho. Khi mới xuất hiện triệu chứng này, người bệnh quan sát sẽ thấy những tia máu có màu đỏ tươi, khi bệnh chuyển nặng thì máu sẽ có màu đỏ sậm. 

Phần lớn các trường hợp ho khạc ra máu đến từ phổi, nhưng cũng có thể máu đến từ hệ tiêu hóa. Do đó, cần phải phân biệt được bị ho và nôn ra máu: 

  • Hiện tượng ho ra máu: Lúc này máu có màu đỏ tươi, sủi bọt, đôi khi lẫn với dịch nhầy và đờm, đây là triệu chứng của bệnh về đường ho hấp. 
  • Nôn ra máu: Khi đó máu có màu sẫm và kèm theo dấu vết của thức ăn. Tình trạng sức khỏe của người bệnh lúc này sẽ nghiêm trọng hơn khạc đờm ra máu

2. Nguyên nhân ho ra máu 

2.1. Viêm phế quản 

Viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, khiến bệnh tái phát nhiều lần sẽ khiến phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Hậu quả gây những cơn ho khan ra máu kéo dài, có thể đi kèm với ho có đờm.

2.2. Giãn phế quản 

Bệnh nhân giãn phế quản nặng thường có dấu hiệu ho khan hoặc ho đờm có máu. Nguyên nhân là vì phổi bị nhiễm trùng không được điều trị dứt điểm, tình trạng tái đi tái lại nhiều lần khiến đường thở bị tổn thương nghiêm trọng và trở thành bệnh mãn tính. Triệu chứng của bệnh ngoài ho có máu, còn sốt, đau tức ngực, thở rít, khó thở.

2.3. Lao  phổi 

Lao phổi là bệnh lý do các vi khuẩn lao tấn công phổi gây nhiễm trùng. Chúng phá hỏng cấu trúc mạch máu, khiến phổi luôn trong tình trạng chảy máu. Khi đó cơ thể sẽ có phản ứng ho ra máu nhằm tống lượng máu trong phổi ra khỏi cơ thể. 

Khi mắc bệnh lao phổi ho ra máu không phải là triệu chứng bệnh duy nhất, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các vấn đề như như: đau ngực, chán ăn, sốt, ớn lạnh và cơ thể suy nhược. 

2.4. Ung thư phổi 

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi nếu người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hoặc trên 40 tuổi. Thời gian thường chỉ xảy ra trong 1 ngày hoặc kéo dài từ 5 – 7 ngày rồi dừng hẳn, nếu như bệnh nhẹ. Còn khi bệnh diễn biến nặng, triệu chứng này có thể kéo dài cả tháng, sau đó ngừng vài ngày rồi lại tiếp tục bị ho có máu. 

Ngoài ra bệnh có thể kèm theo ho khó thở, đau ngực, suy nhược cơ thể, khàn giọng, chán ăn. Nặng hơn có thể bị đau xương và đôi khi là đau đầu. 

2.5. Bệnh lý tim mạch 

Ho ra máu là một trong những dấu hiệu của một số bệnh lý về tim mạch như: suy tim, hẹp van tim. Những vấn đề này làm giảm chức năng của tim, gây ra các triệu chứng gồm khó thở, tức ngực, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh. 

2.6. Thuyết tắc phổi

Thuyết tắc phổi là tên gọi của tình trạng động mạch phổi có chứa cục máu đông, gây tắc nghẽn đường thở. Khi mới chớm bệnh sẽ có các dấu hiệu như ho khan, thở khò khè…. Còn khi xuất hiện tình trạng ho ra cục máu đông, đau ngực và khó thở đột ngột là bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. 

2.7. Ung thư cổ họng hoặc khí quản  

Triệu chứng của ung thư cổ họng và khí quản là xuất hiện những cơn ho dai dẳng trong thời gian dài. Khi bệnh không được sớm điều trị sẽ dẫn đến ho khan, ho trong đờm có máu, khó thở, khàn tiếng, mất giọng….

2.8. Chấn thương ngoại khoa

Khi ngực bị va đập mạnh dẫn đến chấn thương, gãy xương sườn, giập lồng ngực… cũng có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu. Đối với những trường hợp này, sau khi điều trị khỏi bệnh, thì triệu chứng trên cũng sẽ khỏi hoàn toàn. 

3. Triệu chứng ho ra máu 

Tức ngực khó thở

Những triệu chứng thường gặp bao gồm: 

  • Cổ họng ngứa ngáy khó chịu, cảm thấy vị tanh trong khoang miệng. 
  • Tức ngực, khó thở, đau ngực, cảm giác nóng rát lan đến xương ức. 
  • Có cảm giác hồi hộp. 
  • Sốt cao.
  • Hạ đường huyết và suy hô hấp.
  • Có dấu hiệu trụy mạch, mạch đập nhanh bất thường.
  • Môi, ngón tay và ngón chân tím tái.

4. Ho ra máu có nguy hiểm không? 

Phần lớn các trường hợp ho kèm theo có máu, đặc biệt là màu đỏ sẫm là triệu chứng cho thấy các bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi đó, người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trong trường hợp chỉ xuất hiện một lượng ít máu khi ho, tần suất không nhiều và không có nhiều triệu chứng như tức ngực, khó thở, sốt… hay các dấu hiệu bất thường khác. Người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp giảm các cơn ho và theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà trước khi đi thăm khám. 

5. Cách điều trị ho ra máu

5.1. Dùng thuốc giảm phản xạ ho 

Các loại thuốc này có tác dụng ức chế phản xạ ho của cơ thể, nhờ đó làm giảm áp lực lên các cơ quan trong đường hô hấp, tránh các mạch máu tại đây bị vỡ và gây chảy máu. Nếu chưa đến cơ sở y tế thăm khám, bạn nên sử dụng các loại thuốc đông dược giảm ho có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên không cần kê đơn, được kiểm nghiệm chất lượng và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để hỗ trợ giảm ho, bổ phế và hóa đờm nếu có.

Cùng với đó, bạn cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thông thường, với các triệu chứng ho ra máu thể nhẹ, khi được chăm sóc tốt, uống các loại thuốc bổ phế đông dược hiệu quả thì sau 1 tuần sẽ có sự biến chuyển tích cực. Nếu sau 1 tuần mà tình trạng ho khan ra máu không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ.

5.2. Dùng thuốc cầm máu hoặc truyền máu 

Khi ho ra máu khiến lượng máu bị mất quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc cầm máu để làm co mạch máu, làm giảm tình trạng mất máu. Một số loại thuốc được kê đơn phổ biến như: transamin, cyclonamine….

Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để bổ sung đủ máu cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

5.3. Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn 

Khi lượng máu tích tụ nhiều tại phế quản hoặc các bộ phận khác trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển. Do đó, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị và phòng bội nhiễm. 

5.4. Điều trị nội soi 

Phương pháp này thường được áp dụng khi có cục máu đông tại phổi. Lúc này bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để cầm máu và giải phóng các cục máu đông.

5.5. Phẫu thuật 

Khi các biện pháp điều trị nội khoa không thành công, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để thắt mạch máu hoặc cắt bỏ thùy phổi bị tổn thương. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành phẫu thuật, đảm bảo đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

6. Cách chăm sóc sức khỏe khi bị ho ra máu 

Không nên hút thuốc lá
Không nên hút thuốc lá

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hoặc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau: 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày. 
  • Không vận động quá sức để làm giảm bớt gánh nặng cho phổi. 
  • Không sử dụng các thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc, ớt….
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, các thực phẩm có tính thanh nhiệt. 

Như vậy, ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện vấn đề này. Bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và được điều trị sớm. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ho-ra-mau-co-canh-bao-benh-gi/

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận