Ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Làm sao để cắt cơn ho

Ho nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc thường ngày. Vậy ho nhiều là bệnh gì và phải làm thế nào trị dứt điểm các cơn ho? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này. 

Ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì

Mục lục bài viết

1. Bị ho nhiều là bệnh gì? 

1.1. Viêm xoang 

Khi xoang mũi bị tổn thương, khu vực này sẽ sinh ra nhiều dịch nhầy khiến xoang bị tắc. Các dịch nhầy này có thể chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích vùng hầu họng dẫn đến gây ho nhiều, đặc biệt là về đêm và sáng sớm. 

1.2. Hen suyễn 

Ho nhiều và kéo dài là một trong những biểu hiện của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân là do đường thở bị viêm, tiết ra nhiều dịch nhầy khiến hệ hô hấp bị co thắt khi gặp các chất kích thích. Điều này làm ngăn không khí đi vào phổi, khiến cơ thể bị thiếu oxy nên gây ho liên tục. 

1.3. Ho gà 

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh gồm sốt hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và ho nhiều, những cơn ho dữ dội, ho không dừng lại được. Những dấu hiệu này gần giống với cảm lạnh thông thường, do đó nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này. 

Sau khoảng 7 – 10 ngày khi bệnh nặng hơn, lúc này cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi và buồn nôn, kèm theo thở rít hoặc có thể bị chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt…. 

Đối với trẻ sơ sinh, ho gà có thể khiến các bạn nhỏ xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn khoảng vài giây, dứt cơn ho các bé sẽ thở lại bình thường. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nên cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý khi bé có dấu hiệu giống như bị cảm vặt.

1.4. Viêm phổi 

Ho nhiều là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi. Nguyên nhân là vì phổi bị viêm nhiễm, dẫn đến sinh là nhiều dịch nhầy gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho nhằm làm sạch phổi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. 

1.5. Trào ngược dạ dày thực quản 

Nếu bạn bị ho nhiều, kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… thì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng axit trong dịch vị dạ dày bị đẩy ngược ra thực quản rồi tràn đến hệ hô hấp, các axit này khiến vùng hầu họng bị kích thích và tổn thương, dẫn đến xuất hiện những cơn ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. 

1.6. Lao 

Ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí bị ho ra máu, kèm theo đau tức ngực, sốt, ra nhiều mồ hôi về đêm… là những dấu hiệu rõ ràng của bệnh lao. Bệnh nếu không sớm được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, gây tổn thương xương sống, xương khớp… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. 

1.7. Ung thư phổi 

Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nặng và khó điều trị nhất. Những triệu chứng phổ biến của bệnh gồm ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài hơn 2 tuần, ho có kèm theo máu, đau tức ngực, khó thở, sốt, người mệt mỏi, sút cân nhanh chóng…. Đây là bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, nên khi xuất hiện các triệu chứng trên thì bệnh đã chuyển sang mức nặng, do đó rất khó để điều trị cải thiện bệnh. 

2. Phải làm gì khi bị ho nhiều? 

2.1. Chăm sóc sức khỏe tại nhà 

Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở
Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở

Những biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng ho khi bạn chưa thể đến các cơ sở y tế để thăm khám. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để giảm ho: 

  • Uống nhiều nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm ẩm và ấm vùng hầu họng, làm dịu các niêm mạc bị kích thích, giúp làm loãng đờm và tiêu đờm dễ hơn. Từ đó giúp làm giảm phần nào các cơn ho. 
  • Giữ ấm cơ thể: Khi cơ thể, đặc biệt là vùng hầu họng bị nhiễm lạnh thì tình trạng ho sẽ càng trở nên nặng hơn. Vì thế bạn cần giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với gió lạnh. 
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích đường thở: Môi trường ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá… sẽ khiến vùng họng bị kích thích, dẫn đến những cơn ho xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. 
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn các đồ cay nóng, đồ lạnh, đồ cứng khó nuốt, nước có gas, rượu bia…. Đồng thời nên tăng cường ăn các đồ mềm, dễ nuốt và ấm nóng như cháo, súp, canh. 

2.2. Dùng thuốc ho thảo dược

Dùng thuốc ho thảo dược là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả trong trường hợp ho nhiều nhưng không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác. Tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh của Công ty Dược phẩm Hoa Linh để cắt cơn ho.

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh - Giảm Ho Và Bổ Phế
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Đây là thuốc không kê đơn được kiểm nghiệm và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Thuốc có tác dụng trừ ho, giúp loãng đờm và tiêu đờm, làm ẩm và ấm vùng họng, làm dịu kích thích trong niêm mạc họng và thúc đẩy làm lành các niêm mạc bị tổn thương, bổ phế và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Nhờ đó, khi dùng Thuốc ho Bảo Thanh theo đúng liều lượng và chỉ định có thể nhanh chóng làm giảm tình trạng ho nhiều, ho lâu ngày không khỏi; đồng thời còn giúp cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…. 

Đối với những bệnh lý nặng như lao, ung thư phổi… thuốc cũng có thể được kê đơn kèm theo các loại thuốc tây y để làm tiêu đờm, giảm ho và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh. 

2.3. Dùng thuốc tây y 

Khi những cơn ho xuất hiện liên tục và kéo dài dai dẳng, áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng không mang lại cải thiện đáng kể. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào những nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, một số loại thuốc được chỉ định phổ biến có thể kể đến như: 

  • Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng nhiễm trùng trong đường thở, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. 
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các trung khu thần kinh, từ đó làm giảm các cơn ho. 
  • Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp bị ho do vi khuẩn. Nhóm thuốc này nếu dùng trong trường hợp ho do virus sẽ không mang lại hiệu quả. 

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi liên quan, cùng với đó là những cách xử lý khi bị bị ho. Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi được những cơn ho khó chịu nhé. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận