Ho là gì? Nguyên nhân, cách phân biệt tất cả các loại bệnh ho
Ho là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp “rắc rối”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rõ bệnh ho là gì và đây có phải là một căn bệnh không. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Ho là gì?
Ho là phản xạ của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật có trong đường thở, nhằm làm sạch và bảo vệ hệ hô hấp. Những dị vật có thể kể đến như bụi bẩn, khói thuốc lá, virus, vi khuẩn, nấm, đờm nhầy….
2. Các loại bệnh ho thường gặp
- Ho khan là tình trạng họng cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện những cơn ho nhưng không có dịch nhầy hoặc đờm kèm theo. Triệu chứng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao, môi trường ô nhiễm hoặc do bệnh cảm cúm.
- Ho có đờm: Khi trong đường thở có chứa nhiều dịch đờm dư thừa thì sẽ dẫn đến ho có đờm. Đờm nhầy được tống ra bên ngoài sẽ giúp việc hít thở dễ dàng hơn; đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh lý đường hô hấp chuyển biến nặng hơn, vì dịch đờm thường chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
- Ho gió là tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày, khoảng từ 1 – 3 tuần nhưng không có đờm nhầy. Triệu chứng này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc bị dị ứng.
- Ho dị ứng: Khi đường thở bị xâm nhập bởi các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, khói bụi, hóa chất, lông động vật… các niêm mạc họng lúc này sẽ bị kích ứng dẫn đến ho nhằm tống các dị vật này ra khỏi hệ hô hấp. Tình trạng này được gọi là ho do dị ứng, kích ứng.
- Ho gà là bệnh lý xảy ra do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Lúc này người bệnh sẽ bị ho dữ dội không kiểm soát được, khó thở, thở có tiếng rít dài, người mệt mỏi, đau tức ngực khi ho…. Bệnh này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
- Ho lâu ngày: Khi những cơn ho dai dẳng lâu ngày không dứt, ho kéo dài trên 3 tuần thì được gọi là ho lâu ngày. Nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác về đường hô hấp.
- Ho sổ mũi là tình trạng ho kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi. Đây là vấn đề thường gặp ở đường hô hấp trên, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
- Ho về đêm và sáng: Đây là tình trạng ho nhiều về đêm và sáng sớm, do trong lúc ngủ đờm nhầy tích tụ lại nhiều hơn trong cổ họng, kích thích cơ thể sinh ra phản xạ ho. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản….
- Ho cấp tính: Những cơn ho xuất hiện và được điều trị khỏi dưới 3 tuần được gọi là ho cấp tính. Có rất nhiều trường hợp cấp tính nhưng do chủ quan không chú ý chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thì có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Ho mãn tính thường kéo dài trên 2 tháng, mức độ nghiêm trọng và khó trị dứt điểm hơn so với cấp tính. Sau khi điều trị khỏi bệnh cũng dễ tái phát hơn.
- Ho lưỡng thanh hay còn gọi hai âm là khi ho có âm trầm và âm cao xen lẫn nhau. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do tổn thương dây thần kinh quặt ngược.
- Ho khàn tiếng, mất giọng: Ho nhiều khiến dây thanh quản bị tổn thương, dẫn đến khàn tiếng hoặc mất giọng. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này chủ yếu là do viêm dây thanh quản, hạt xơ thanh quản….
- Ho ra máu: Triệu chứng này xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, lao phổi, giãn phế quản. Tùy vào giai đoạn bệnh mà máu nhiều hay ít, màu sắc máu đỏ đậm, đỏ tươi hay có màu đen.
3. Nguyên nhân gây ho
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Các chuyên gia y tế xác định đây là nguyên nhân chính khiến những cơn ho xuất hiện. Nếu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus, các cơn ho có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Khi mắc bệnh lý này, quá trình lưu thông không khí trong phổi bị cản trở, gây khó thở và thiếu oxy cung cấp cho các tế bào. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra phản ho để làm thông thoáng đường thở, giúp hệ hô hấp hoạt động ổn định trở lại.
- Các bệnh lý về phổi: Mọi vấn đề xảy ra ở phổi như viêm phổi, bụi phổi, áp xe phổi, lao phổi… đều dẫn đến ho. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ gây ra các dạng ho và những triệu chứng kèm theo khác nhau.
- Hen suyễn: Bệnh hen suyễn khiến khí quản bị viêm, khu vực này có thể bị phù nề hoặc tiết ra nhiều dịch nhầy, gây cản trở không khí đi vào phổi. Lúc này họng sẽ bị ngứa ngáy khó chịu dẫn đến ho.
- Giãn phế quản: Niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng, khiến phế quản giãn nở bất thường, sản sinh và tích tụ nhiều đờm nhầy dẫn đến ho. Bệnh thường gây ra những cơn ho dai dẳng, kéo dài, tần suất dày đặc nhất vào sáng sớm sau khi thức dậy.
- Viêm phế quản: Các tế bào tại phế quản bị kích ứng, tổn thương sẽ gây ra những cơn ho dữ dội và liên tục, kèm theo khó thở, thở khò khè, hụt hơi và có nhiều dịch đờm. Bệnh nếu không sớm điều trị đúng cách thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn.
- Môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc lá… khi đi vào niêm mạc mũi và họng sẽ gây kích ứng khu vực này. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho nhằm tống các dị vật ra khỏi đường thở, tránh dẫn đến viêm nhiễm.
- Dị ứng: Cũng tương tự lúc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nước hoa… khi đi vào đường thở cũng sẽ kích thích đường thở và sinh ra phản ứng ho.
4. Triệu chứng bệnh ho thường gặp
Những dấu hiệu cảnh báo ho có thể xảy ra gồm:
- Khô họng.
- Họng ngứa rát, sưng đau khó chịu.
- Nhiều đờm nhầy trong họng.
Ngoài ra đi kèm với ho, người bệnh còn có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Ớn lạnh.
- Khó thở, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Đau đầu, tức ngực.
5. Các phương pháp trị ho
5.1. Trị ho bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian có rất nhiều cách trị ho phát huy công dụng khi mới chớm hoặc ho ở mức độ nhẹ rất tốt. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
- Hẹ chưng đường phèn: Lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ. Trộn lá hẹ với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội bớt thì ăn cả cái và nước. Đối với trẻ nhỏ thì có thể chỉ chắt lấy nước uống.
- Tắc chưng mật ong: Chuẩn bị 3 – 4 quả tắc xanh, rửa sạch rồi bổ đôi và đem trộn với một lượng mật ong vừa đủ. Sau đó đem chưng cách thủy 15 – 20 phút, để nguội bớt thì chắt lấy nước uống.
- Lá diếp cá với nước vo gạo: Rửa sạch một nắm lá diếp cá, rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó đem hòa chung với một bát nước vo gạo và đem hỗn hợp trên đun với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước uống.
- Lá húng chanh, quất xanh, đường phèn: Húng chanh và quất xanh đem rửa sạch, quất bổ đôi và bỏ hạt. Sau đó đem xay nhuyễn với đường phèn. Lấy hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút, đợi nguội bớt thì ăn cả nước và cái.
- Chanh đào ngâm mật ong: Chanh đào đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng. Xếp chanh vào trong hũ thủy tinh, cứ một lớp chanh thì một lớp đường phèn, cuối cùng đổ mật ong vào ngập bề mặt chanh và dùng vỉ nan nén chanh xuống. Đậy nắp kín và để trong khoảng 3 tháng là có thể dùng được. Khi dùng lấy 1 – 2 thìa nước cốt để pha với nước ấm và uống trực tiếp.
5.2. Trị ho bằng thuốc tây
Các loại thuốc tây có công dụng cắt cơn ho nhanh, tuy nhiên những triệu chứng này có thể dễ dàng tái phát khi không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ho. Một số loại thuốc thường được kê đơn phổ biến gồm:
- Thuốc giảm ho: Pholcodine, chericof, codeine, dextromethorphan, eucalyptine, dihydrocodein…. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế trung khu gây ho của não bộ để giảm các cơn ho.
- Thuốc kháng histamin: Diphenhydramine, fexofenadine, alimemazin, cetirizine, chlorpheniramine…. Các loại thuốc này giúp kháng viêm, tiêu viêm và cải thiện tình trạng ngứa rát họng.
- Thuốc long đờm và tiêu đờm: Acetylcystein, terpin hydrate, bromhexin, bisolvon, eprazinon… thường được kê đơn khi họng có nhiều đờm, ho có đờm.
- Thuốc kháng sinh: Cephalothin, cefazolin, cephalexin, methicillin, piperacillin, amoxicillin…. Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, acetaminophen, efferalgan, aspirin… thường được dùng khi người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng đau họng, sốt cao trên 38°C.
5.3. Thuốc đông dược chữa ho
Thuốc đông dược trị ho có nguồn gốc từ các dược liệu tự nhiên, được kiểm nghiệm chất lượng và cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Các loại thuốc này có tác dụng trị ho và hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ho, từ đó ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Trong đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng khi bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng hoặc thay đổi thời tiết, ho do các bệnh lý về đường hô hấp. Sản phẩm được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc trị ho phổ biến được dùng trong dân gian. Do đó, thuốc phát huy công dụng tốt, an toàn và lành tính, dùng được cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai trên 3 tháng và đang cho con bú.
Thuốc không chỉ có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, bổ phế mà còn giúp làm dịu các niêm mạc bị tổn thương và thúc đẩy quá trình làm lành các tế bào, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Từ đó ngăn ngừa các cơn ho tái phát, đồng thời hỗ trợ cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản….
Ngoài dùng để trị bệnh, bạn còn có thể dùng siro bổ phế Bảo Thanh để ngăn ngừa ho và các bệnh về đường thở. Bằng cách pha siro với nước ấm và uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Thời điểm uống tốt nhất là khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, trời trở lạnh.
6. Bệnh ho thường gặp ở các đối tượng
6.1. Ho ở trẻ sơ sinh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu, hệ hô hấp còn rất non nớt nên dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Do đó, trẻ sơ sinh bị ho ở các dạng sau:
- Ho khan
- Ho có đờm
- Ho gà
6.2. Ho ở trẻ em
Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng dễ xuất hiện vấn đề sức khỏe này, các dạng ho thường gặp gồm:
- Ho khan
- Ho có đờm
- Ho dị ứng
- Ho gà
- Ho sổ mũi
- Ho nhiều về đêm và sáng
6.3. Ho ở người trưởng thành
Người lớn đôi khi thường chủ quan vì nghĩ rằng ho chỉ là một vấn đề nhỏ của sức khỏe, không đáng quan ngại. Do đó, người trưởng thành có thể gặp tất cả các dạng ho, trong đó có cả bệnh ho gà. Tuy nhiên, ho gà ở người lớn ít có triệu chứng hoặc có triệu chứng không rõ ràng, nhanh khỏi nên nhiều người không nhận biết được mình mắc bệnh lý này.
6.4. Ho ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Đây là hai đối tượng có tỉ lệ mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp cao do hệ miễn dịch suy giảm. Trong đó phụ nữ cho con bú và bà bầu bị ho thường gặp gồm:
- Ho khan
- Ho có đờm
- Ho dị ứng
- Ho sổ mũi
- Ho về đêm và sáng
- Ho khàn tiếng, mất giọng
6.5. Người già, lớn tuổi
Khi bước vào giai đoạn lớn tuổi, sức đề kháng của người trung niên, người già bắt đầu suy giảm, khả năng chống chọi lại các tác nhân gây hại cũng kém hơn. Người cao tuổi bị ho thường gặp nhất gồm:
- Ho khan
- Ho có đờm
- Ho dị ứng
- Ho sổ mũi
- Ho về đêm và sáng
- Ho mãn tính
- Ho khàn tiếng, mất giọng
- Ho ra máu
7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh ho

Để ngăn ngừa bệnh ho, các chuyên gia y tế khuyên bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm mỗi ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế các loại thực phẩm quá cay nóng, quá lạnh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước có gas….
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế lại gần khu vực có khói thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, lông động vật….
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang có dấu hiệu mắc các bệnh lý về đường hô hấp
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng trong nhà, đồ chơi của trẻ… sạch sẽ.
- Giữ ấm cơ thể, hạn chế tắm khuya hoặc tắm bằng nước lạnh.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, tin chắc rằng bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng ho, nguyên nhân, cách điều trị cũng nhưng phòng tránh. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập