Dưỡng phổi phòng ho hiệu quả bằng thuốc bổ phế đông y

Đa số mọi người vẫn có thói quen thụ động trong việc phòng bệnh, chữa bệnh. Chỉ khi có triệu chứng ho mới nghĩ đến việc dùng thuốc.

Mục lục bài viết

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Ở những người có bệnh lý mãn tính về hô hấp như viêm họng,, viêm phế quản mãn tính; người dị ứng với thay đổi thời tiết; người sức đề kháng kém, dễ bị cảm lạnh…triệu chứng ho thường khó tránh khỏi khi mùa lạnh tới.

Thay vì phải chịu những phiền toái, mệt mỏi khi cơn ho xuất hiện rồi mới tìm cách chữa trị. Việc chủ động phòng tránh, không cho những cơn ho có cơ hội xuất hiện là điều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn cả.

Ai cũng biết tới thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là loại thuốc đông y chữa trị ho hiệu quả. Nhưng có thể, chưa nhiều người biết cách sử dụng chính loại thuốc có công dụng bổ phế này để phòng ngừa các cơn ho tái phát.

Dự phòng sẵn thuốc ho bổ phế trong tủ thuốc gia đình

Rất đơn giản. Đầu tiên, chính bạn, không ai khác, sẽ là người hiểu rõ nhất vấn đề sức khỏe của mình. Cứ theo kinh nghiệm các mùa trước mà thấy, hễ trời chuyển lạnh, hoặc thời tiết thay đổi thất thường, là các cơn ho xuất hiện. Thì năm nay, hãy chủ động phòng ho bằng cách có sẵn thuốc ho bổ phế Bảo Thanh trong tủ thuốc gia đình.

Mỗi ngày, bạn đem siro Bảo Thanh hòa với nước ấm theo cách: 15ml/lần, hòa với 200ml nước ấm và uống 2 – 3 lần/ngày. Thuốc có công dụng dưỡng phổi, điều hòa chức năng hô hấp. Từ đó, phòng tránh các bệnh hô hấp và ho.

Thông thường, mỗi đợt uống thuốc bổ phế Bảo Thanh từ 15 – 20 ngày (tương tự như việc bạn sử dụng 15 – 20 thang thuốc đông y theo cách truyền thống). Nếu có tiền sử ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, bạn có thể uống từ 2 – 3 đợt bổ phế như vậy. Chắc chắn việc dưỡng phổi khỏe mạnh sẽ giúp bạn không còn thấp thỏm vì những cơn ho không mời mà tới.

Với trẻ em, cũng sử dụng theo cách tương tự để phòng ho. Trẻ trên 1 tuổi: mỗi lần 5 – 10ml siro bổ phế Bảo Thanh, hòa với nước ấm, uống 2 – 3 lần/ngày. Trẻ được tăng cường sức đề kháng, tăng sức mạnh bảo vệ đường hô hấp. Việc dưỡng phổi khỏe mạnh, sẽ giúp trẻ phòng tránh các bệnh hô hấp thường gặp (viêm họng, viêm phế quản), ngăn ngừa cơn ho tái phát.

Cùng với uống siro bổ phế Bảo Thanh, có thể kết hợp dùng thêm viên ngậm Bảo Thanh, có công dụng dưỡng họng, sinh tân, ngăn ngừa các kích thích tại niêm mạc hầu họng là nguyên nhân gây ra ho, ngứa rát họng…

Bên cạnh việc chủ động uống các đợt siro Bảo Thanh nhằm công dụng dưỡng phổi, phòng ngừa các cơn ho, thì ở những trường hợp điều trị ho và đã khỏi, được khuyên tiếp tục uống thêm một đợt bổ phế Bảo Thanh. Rồi, lâu lâu uống nhắc lại 1 hoặc 2 đợt thuốc bổ như vậy, sẽ giúp chức năng của phế luôn được củng cố, ngăn ngừa các bệnh hô hấp và ho tái phát.

Thuốc đông y cải thiện bệnh từ gốc

Nói thêm về công dụng bổ phế của Bảo Thanh, đây là một trong những ưu điểm lớn của nguyên lý trị bệnh theo y học cổ truyền, bên cạnh các thuốc bệnh, luôn chú trọng các vị thuốc bổ, nhằm cải thiện bệnh từ gốc.

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao, gia thêm các vị thuốc dân gian ô mai, vỏ quýt, mật ong. Trong đó, nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ cơ thể, làm mạnh chức năng của phế, dưỡng phế như mật ong, phục linh, sa sâm, ngũ vị tử…

Theo ngũ hành, Tỳ (thổ) sinh Phế (kim), nên các vị thuốc mật ong, vỏ quýt, ngũ vị tử…có công dụng bổ tỳ, vị nên nhờ đó mà cải thiện bệnh ở Phế, phù hợp quan điểm Con hư bổ mẹ của y học cổ truyền.

Hải Thượng Lãn Ông xếp Ô mai vào bổ Kim, mà Phế thuộc Kim theo ngũ hành, nên sử dụng ô mai để phòng và chữa các bệnh ở phế là phù hợp quan điểm biện chứng luận trị của đông y. Ô mai vị chua, có tính liễm phế, tức là làm cho môi trường ở đường hô hấp được tốt hơn. Lại có công dụng sinh tân dịch. Tân dịch giúp nuôi dưỡng cơ thể, nên sử dụng ô mai giúp phòng tránh được chứng khô háo, mệt mỏi, hao tổn tân dịch, giúp dưỡng âm, thanh phế, hóa đàm.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận