TOP 15 Cách Trị Ho Hiệu Quả Nhanh Nhất

Ho giúp tống các dị vật và đờm nhầy ra khỏi đường thở, giúp bảo vệ hệ hô hấp tốt hơn, nhưng ho kéo dài gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống. Vậy có những cách trị ho nào giúp chữa dứt điểm tình trạng này. Dưới đây là 15 giải pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng.

15 CÁCH TRỊ HO HIỆU QUẢ

Mục lục bài viết

1. Cách trị ho tại nhà bằng mẹo dân gian

1.1. Tắc chưng đường phèn 

Trị ho bằng tắc mang lại hiệu quả tốt, có thể dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Sự kết hợp của tắc (quất) với đường phèn mang lại bài thuốc có tính kháng khuẩn, ngừa viêm, chứa nhiều pectin, tinh dầu và vitamin C giúp làm giảm các cơn ho, tiêu đờm và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. 

Cách làm tắc đường phèn như sau: 

  • Rửa sạch 3 – 4 quả tắc xanh, bổ đôi quả và bỏ hạt. 
  • Trộn tắc với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi đem chưng cách thủy 15 – 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt nước để uống. 
  • Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.

1.2. Lê hấp đường phèn trị ho 

Lê có tính mát, vị ngọt; có tác dụng bổ phế, trị ho, tiêu đờm và giải độc. Kết hợp với đường phèn có vị ngọt, tính bình, bổ phổi trở thành bài thuốc trị ho cho bé và người lớn mang lại hiệu quả tốt. 

Bạn làm lê chưng đường phèn: 

  • Lê gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên chưng cách thủy, cho đến khi lê chín mềm. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống và ăn cả cái ngày 2 lần. 

Đối với cách trị ho này, bạn có thể cho thêm vài lát gừng tươi đem hấp cách thủy để làm tăng công hiệu giảm ho. 

1.3. Cách trị ho bằng mật ong

tri-ho-co-dom-bang-mat-ong
Mật ong được ví như “thần dược” trị ho

Dùng mật ong trị ho là cách được nhiều người áp dụng, vì trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tái tạo các niêm mạc bị tổn thương và giúp tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch. Bạn chỉ cần pha 1 – 2 thìa cà phê với một ly nước ấm và uống mỗi ngày 2 – 3 lần, những cơn ho sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tắc chưng mật ong để chữa ho. Cách trị ho này thực hiện tương tự như quất chưng đường phèn, chỉ cần thay đường phèn bằng mật ong là được. Tuy nhiên, cách giảm ho này không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

1.4. Húng chanh chưng đường phèn 

Thông thường các mẹ hay dùng lá húng chữa ho cho trẻ sơ sinh, song bài thuốc này cũng có thể mang lại hiệu quả cải thiện các chứng ho ở người lớn rất tốt. Vì trong lá húng chanh chứa hoạt chất codein có tính kháng khuẩn rất mạnh, kết hợp với đường phèn sẽ giúp cắt cơn ho nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, để ráo nước.
  • Đem lá húng giã nát hoặc xay mịn, rồi trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. Sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.

1.5. Cách trị ho bằng gừng và củ cải

Gừng có tính kháng khuẩn, chống viêm và giữ ấm cơ thể. Củ cải có vị cay ngọt, tính bình giúp tiêu đờm và trị ho. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau mang đến hiệu quả trị ho khanho có đờm rất tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Củ cải chuẩn bị 1kg. Đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước. 
  • Lấy 250g gừng rửa sạch, thái lát mỏng. 
  • Cho nước ép củ cải và gừng vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi sôi khoảng 10 phút. 
  • Cho thêm 300ml mật ong vào nồi, khuấy đều và đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội thì cho vào bình thủy tinh, đậy nắp kín để dùng dần.
  • Mỗi lần uống khoảng 5ml, ngày uống 2 lần. Bạn có thể pha với một chút nước ấm cho dễ uống hơn. 

1.6. Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh gồm odorin, sulfit và allicin có tác dụng long đờm, tiêu đờm, giúp làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, thảo dược này còn có tính kháng viêm, giúp làm giảm ngứa rát ở vùng họng. Do đó, kết hợp lá hẹ với đường phèn là cách trị ho có đờm được áp dụng phổ biến trong dân gian từ nhiều đời nay. 

Cách thực hiện: 

  • Lá hẹ rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, để ráo nước rồi đem cắt khúc ngắn. 
  • Trộn lá hẹ với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. 
  • Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước uống. 
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê.

2. Dùng các loại siro trị ho 

2.1. Siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh - Giảm Ho Và Bổ Phế
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc trị ho nổi tiếng Xuyên bối tỳ bà cao như: Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh, Viễn chí…; kết hợp hợp với các vị thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong dân gian như Mật ong, Cam thảo, Bạc hà, Ô mai…. Các vị dược liệu kết hợp với nhau theo đúng bố cục chặt chẽ của bài thuốc đông y gồm: Quân – Thần – Tá – Sứ, có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, tăng cường công năng bổ phế, trừ ho và hóa đờm. 

Nhờ đó, Thuốc ho Bảo Thanh có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp làm giảm sưng đau và ngứa rát cổ họng, làm ẩm và ấm vùng họng, làm long đờm, loãng đờm và tiêu đờm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương, bổ phế và giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Thuốc này có công dụng trị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho dị ứng, ho do thay đổi thời tiết hoặc ho do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra. 

Ngoài dùng siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị bệnh, bạn cũng có thể uống siro này để ngăn ngừa các cơn ho tái phát và phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bằng cách pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. 

2.2. Siro Prospan 

Đây là siro trị ho đến từ Đức được người dùng đánh giá cao bởi hiệu quả trị ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính nên không gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng. 

Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm Prospan đến từ Pháp và Úc, song mức giá của hàng sản xuất tại Đức có giá cao nhất. 

2.3. Zarbee’s Baby Cough

Zarbee’s Baby Cough là một trong những dòng sản phẩm siro trị ho đến từ Mỹ đã được kiểm chứng lâm sàng, khẳng định có thể trị dứt điểm các cơn ho mà không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp trị ho khan, ho có đờm, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng và tăng cường sức đề kháng cho bé tốt. 

Tuy nhiên, đây là thuốc trị ho của Mỹ, do đó việc mua hàng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và giá của sản phẩm tương đối đắt. 

3. Cách trị ho bằng thuốc tây

3.1. Thuốc kháng sinh trị ho do nhiễm khuẩn 

Cách trị ho bằng kháng sinh thường được áp dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra ho, thuốc không hiệu quả khi bị do ho virus cảm lạnh hay cảm cúm. Một số loại thuốc được kê đơn phổ biến như: 

  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Các loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn theo cách ức chế quá trình tổng hợp tế bào của chúng. Những thuốc thường dùng như: Cephalothin, Cefazolin, Cephalexin….
  • Kháng sinh nhóm Penicillin: Nhóm thuốc này được kê đơn cho những trường hợp ho do nhiễm trùng vi khuẩn gram âm hoặc gram dương. Thuốc được bào chế dưới dạng uống hoặc tiêm, ví dụ như Methicillin, Piperacillin, Amoxicillin….
  • Kháng sinh nhóm Macrolid: Những loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp hệ hô hấp bị nhiễm trùng nặng, có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm. 
  • Kháng sinh đặc trị ho gà: Căn bệnh này cần được điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh để tránh tình trạng bị bội nhiễm. Một số thuốc được kê đơn phổ biến là Cephalexin, Erythromycin hay Amoxicillin.

3.2. Thuốc long đờm và tiêu đờm 

Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp họng có nhiều đờm, đờm đặc quánh gây vướng họng và khiến cho việc hô hấp gặp nhiều khó khăn. Các loại thuốc thường được kê đơn phổ biến gồm: 

  • Acetylcystein
  • Terpin hydrate
  • Bromhexin
  • Bisolvon
  • Eprazinon

3.3. Thuốc giảm ho

Các thuốc này chứa các chất có tác dụng ức chế trung khu gây ho của não bộ để giảm làm các cơn ho. Đồng thời giúp làm dịu bớt tình trạng đau rát họng ở mức độ nhẹ. Các loại thuốc được kê đơn phổ biến gồm: 

  • Pholcodine
  • Chericof
  • Codeine
  • Dextromethorphan
  • Eucalyptine
  • Dihydrocodein

3.4. Thuốc kháng histamin 

Thuốc có tác dụng ức chế các phản ứng dị ứng, kháng viêm, tiêu viêm và làm giảm tình trạng ngứa rát họng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Diphenhydramine
  • Fexofenadine
  • Alimemazin
  • Cetirizine
  • Chlorpheniramine

3.5. Thuốc giảm đau, hạ sốt 

Khi người bệnh bị ho kèm theo đau cổ họng, sốt hơn 38°C thì bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như: Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen, Efferalgan…. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng men gan, suy thận….

Như vậy, với những cách trị ho được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng rằng có thể giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các cơn ho dai dẳng khó chịu. Bạn cũng cần lưu ý rằng việc dùng thuốc tây chữa ho có thể mang đến một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe; còn việc dùng các mẹo trị ho dân gian tại nhà đòi hỏi phải kiên trì và tìm được nguyên liệu sạch thì mới đem lại hiệu quả. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng thuốc đông dược có nguồn gốc tự nhiên lành tính, đã được Bộ Y tế kiểm định như Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để sử dụng. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận