TOP 8 cách trị ho bằng lá trầu không đơn giản và hiệu quả

Mẹo trị ho bằng lá trầu không từ lâu đã được áp dụng phổ biến trong dân gian và được ghi nhận giúp đẩy lùi cơn ho hiệu quả. Vậy tại sao lá trầu không có tác dụng trị ho và cách trị ho bằng lá trầu không như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nó.

tri-ho-bang-la-trau-khong

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có mùi thơm, vị cay nồng và tính ấm; có tác dụng làm ấm cơ thể, khử phong tán hàn, hóa đờm, giải độc. Do đó, đông y thường dùng lá trầu không để trị ho khan, ho có đờm, ho sốt. Ngoài ra còn dùng loại thảo dược này để trị một số bệnh về đường hô hấp và viêm nhiễm như: viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm trùng da, nấm da…. 

Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá trầu không một lượng lớn tinh dầu, với các hoạt chất có lợi như: cađinen, chavicol và betel-phenol. Các hoạt chất này hoạt động như chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, những chất này còn giúp giảm sưng đau, ngứa rát khó chịu ở cổ họng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương của các tế bào bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. 

Ngoài ra, lá trầu không còn có chứa vitamin C, ranin, canxi, carbohydrate, protein, caroten… tốt cho sức khỏe, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

2. Cách trị ho bằng lá trầu không

2.1. Xông mũi bằng lá trầu không 

Khi tiến hành xông, tinh dầu và các dưỡng chất trong lá trầu không sẽ theo hơi nước và thẩm thấu vào niêm mạc mũi, họng. Nhờ đó giúp diệt khuẩn, kháng viêm và long đờm nhầy hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, dùng lá không quá già hoặc quá non. Sau đó đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Vò nát lá trầu không, cho vào nồi cùng với nước và đun sôi trong 5 – 7 phút. 
  • Sau khi tắt bếp thì đổ cả nước và cái vào chậu rửa mặt. 
  • Trùm khăn kín đầu và để mặt cách chậu nước 10 – 20cm để hơi nước không bị bay ra ngoài. 
  • Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần. 

2.2. Nước cốt lá trầu không 

Dùng nước cốt lá trầu không để trị ho là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt, được áp dụng rất phổ biến trong dân gian. Đối với cách này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Rửa sạch 8g lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Đem lá trầu không xay nhuyễn với 200ml nước lọc, sau đó lọc qua rây để chắt lấy nước cốt. 
  • Uống nước lá trầu không 2 lần/ngày sau khi ăn. 

Lưu ý: Cách này không áp dụng cho trẻ nhỏ hoặc những người có hệ tiêu hóa không tốt. 

2.3. Lá trầu không kết hợp với nghệ 

Nghệ là một trong những nguyên liệu có tác dụng trị ho tốt nhờ hoạt chất curcumin có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Vì vậy, bạn có thể kết hợp lá trầu không với nghệ để trị ho theo hướng dẫn sau: 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Nghệ rửa sạch, cạo vỏ. 
  • Đem lá trầu không và nghệ xay nhuyễn hoặc giã nát. 
  • Sau đó cho một ít nước vào hỗn hợp vừa xay, dùng rây lọc để chắt lấy nước. 
  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày khoảng 5 lần, một lần khoảng 1 thìa cà phê. 

2.4. Lá trầu không kết hợp mật ong 

Mật ong chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp trừ ho, kích thích tái tạo các niêm mạc bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, khi kết hợp lá trầu không với mật ong sẽ mang đến bài thuốc trị ho rất hữu hiệu. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch 10 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Đem lá trầu không giã nhuyễn, rồi đổ thêm vào 250ml nước sôi và đợi khoảng 20 phút. 
  • Sau đó dùng rây để lọc lấy cốt và pha nước cốt với 4 thìa cà phê mật ong. 
  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày 2 lần sau khi ăn. 

2.5. Lá trầu không kết hợp với gừng 

Hoạt chất gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Đặc biệt, chất này còn có thể chống lại virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vì thế, bạn có thể dùng lá trầu không và gừng để trị ho theo hướng dẫn sau: 

  • Rửa sạch 10 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng. 
  • Giã hoặc xay nhuyễn lá trầu không và gừng. 
  • Rót 300ml nước sôi vào hỗn hợp trên và đợi 30 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước cốt và uống trực tiếp. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần. 

Xem thêm:

2.6. Lá trầu không kết hợp hành tăm 

Hành tăm hay còn gọi củ nén có vị cay nồng, tính ấm; có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng họng ngứa rát, tiêu đờm và trừ ho hiệu quả. Vì thế, bài thuốc trị ho bằng lá trầu không và hành tăm đã được áp dụng rất phổ biến trong dân gian. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước và đem thái nhỏ.
  • Hành tăm bóc vỏ và rửa sạch. 
  • Đem lá trầu không và hành tăm giã nát. 
  • Cho 200ml nước sôi vào hỗn hợp trên và ngâm 20 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Thực hiện ngày 2 lần. 

2.7. Lá trầu không kết hợp húng quế và bạc hà 

Bài thuốc từ lá trầu không, húng quế và bạc hà thường được dùng để trị ho có đờm, đau họng, viêm họng, nghẹt mũi, đau đầu. Cách thực hiện như sau: 

  • Lá trầu không, húng quế, bạc hà đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, rồi để ráo nước. 
  • Xay nhuyễn các nguyên liệu trên, rồi cho thêm 200ml nước lọc vào rồi chắt lấy nước cốt để uống. 
  • Uống 2 lần/ngày sau khi ăn. Có thể pha thêm một chút mật ong cho dễ nuốt. 

3. Lưu ý khi trị ho bằng lá trầu không 

Để phát huy tối đa hiệu quả trị ho từ lá trầu không, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Nên chọn các lá trầu không có màu xanh sẫm, lá không quá già hoặc quá non. 
  • Người có tiền sử bị đau dạ dày không nên dùng lá trầu không trị ho thường xuyên. 
  • Trước khi dùng lá trầu không, cần rửa sạch và ngâm với nước muối để tránh nhiễm khuẩn. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn rất nhiều mẹo trị ho bằng lá trầu không tại nhà. Bạn có thể áp dụng theo những cách đã được hướng dẫn trên để cải thiện tình trạng ho. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nên chọn lá trầu không đảm bảo chất lượng, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nhanh chóng điều trị dứt điểm các cơn ho, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh ngay từ khi xuất hiện các cơn ho đầu tiên. Sản phẩm này có tác dụng trừ ho, bổ phế, kháng khuẩn, ngừa viêm, long đờm, tiêu đờm và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Nhờ đó, Thuốc ho Bảo Thanh không những giúp trừ ho, mà còn hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra ho như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi….

 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược trị ho cao cấp không cần kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Do đó, bạn có thể sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm để nhanh chóng đẩy lùi cơn ho và ngăn ngừa các cơn ho tái phát. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Heated leaves are applied as a poultice on the chest against cough and asthma, on the breasts to stop milk secretion, and on the abdomen to relieve constipation: http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Piper+betle

Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Trang 118-119.

Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Trang 1007-1010.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận