Bỏ túi ngay 8 cách trị ho bằng lá tía tô cho mọi độ tuổi

Tía tô từ lâu đã được biết đến là vị thuốc có nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe, bao gồm trị các chứng ho khan, ho có đờm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách trị ho bằng lá tía tô. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 8 công thức chữa ho hiệu quả từ thảo dược này. 

cách trị ho bằng lá tía tô cho mọi độ tuổi

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của lá tía tô

Lá tía tô hay còn gọi tô diệp có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh phế và tỳ; có tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, lý khí và an thai. Do đó, thảo dược này thường được sử dụng để giải cảm, hạ sốt, trừ ho, tiêu đờm, an thai và chữa các bệnh về hệ tiêu hóa. 

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tía tô có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, protein, canxi, sắt, kali… và một số hoạt chất có tính chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống co thắt cơ trơn và giảm dịch tiết của phế quản. Vì thế, dược liệu này phát huy công dụng trị sốt, ho, đau họng, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn…. 

2. Cách trị ho bằng lá tía tô

2.1. Đun nước uống 

Cách đơn giản này có công dụng giảm sưng viêm, đau và ngứa rát cổ họng, tiêu đờm. Từ đó giúp đẩy lùi các cơn ho hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Tô diệp rửa sạch, đem phơi khô. 
  • Sau đó cho phần lá đã khô vào ấm và thêm 200ml nước đế đun sôi 15 phút. 
  • Chắt lấy nước để uống khi còn ấm và uống hết trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể pha thêm một chút đường phèn cho dễ uống hơn. 

2.2. Nấu cháo 

Cháo tía tô không chỉ có tác dụng hạ sốt, giải cảm mà còn giúp giảm đau rát cổ họng, tiêu đờm và cắt cơn ho rất tốt. Vì vậy, bạn chỉ cần cho một ít lá tía tô thái nhỏ vào bát cháo và đợi khoảng 1 phút là có thể ăn được. 

2.3. Lá tía tô kết hợp với củ hành tươi 

Hai nguyên liệu trên kết hợp với nhau, rồi đem ăn kèm với cháo nóng cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng ho rất tốt. Đối với cách này, bạn thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 150 tô diệp, rồi xắt nhỏ.
  • 3 củ hành tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. 
  • Cho hai nguyên liệu trên vào cháo đã chín nhừ, trộn đều và đợi khoảng 1 phút là có thể ăn trực tiếp.

2.4. Lá tía tô kết hợp với đậu đỏ 

Bài thuốc này thường được dùng cho các trường hợp bị ho khan, ho ra máu, tiêu chảy, nôn mửa. Bạn làm theo hướng dẫn sau: 

  • Lấy 300g đậu đỏ rửa sạch, rang vàng rồi tán thành bột mịn. 
  • Tô diệp rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó cho vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Khi thấy nước còn 1/3 thì vớt cái ra ngoài. Tiếp tục đun cho đến khi thu được nước sánh như cao thì tắt bếp 
  • Cho bột đậu đỏ trộn với nước thuốc thu được, vo thành viên để uống trước bữa ăn.

2.5. Tía tô kết hợp sinh khương, hạnh nhân, bán hạ 

Phương thuốc này là sự kết hợp của các dược liệu đông y có tác dụng giảm đau rát và ngứa cổ họng, tiêu đờm và trừ ho hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: bán hạ và hạnh nhân mỗi vị 12g; sinh khương và tô diệp mỗi vị 8g. 
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm và sắc với một lượng nước vừa đủ. 
  • Nước thuốc thu được chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày. 

2.6. Tía tô kết hợp trần bì, hương phụ, cam thảo 

Theo đông y, bài thuốc này ngoài tác dụng chữa ho, còn có tác dụng giúp an thai và hỗ trợ sử phát triển của thai nhi. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: tô diệp và hương phụ (củ gấu) mỗi vị 8g; trần bì 6g; cam thảo 4g. 
  • Cách nguyên liệu trên đem rửa sạch, cho vào ấm và sắc lấy nước uống. 
  • Nước thuốc có thể uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. 

2.7. Lá tía tô, lá trà, mận tươi, đại táo 

Bài thuốc chữa ho trên được áp dụng phổ biến trong đông y, đặc biệt là ho dẫn đến khản tiếng. Đối với phương thuốc này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị: tô diệp 6g, lá trà 3g, mận tươi 30g, táo tàu 5 quả. 
  • Các nguyên trên đem rửa sạch. 
  • Táo tàu và mận tươi đem giã nhuyễn, rồi đun sôi với nước. 
  • Khi thấy nước sôi, thì cho tô diệp và lá trà vào để hãm khoảng 20 phút. 
  • Chắt lấy nước để uống 2 lần/ngày. 

2.8. Lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn

Bài thuốc kết hợp các thảo dược trên có thể dùng cho trẻ nhỏ rất tốt. Cách thực hiện như sau: 

  • Tô diệp, hoa khế, hoa đu đủ đực mỗi loại một nắm nhỏ, đem rửa sạch rồi cho vào bát. 
  • Trộn một lượng đường phèn vừa đủ và một cốc nước vào bát. 
  • Đem chưng cách thủy hỗn hợp trên khoảng 15 phút. 
  • Đợi nguội thì chắt lấy nước uống, cho bé uống 1 thìa cà phê/ngày. 

2.9. Tía tô, kinh giới, gừng 

Bài thuốc kết hợp các vị dược liệu này cũng có thể dùng để chữa ho cho trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau: 

  • Tô diệp và kinh giới mỗi vị 100g, lấy cả lá và cành. Đem rửa sạch rồi vò nhẹ. 
  • Rửa sạch 5g gừng, cạo vỏ và giã nhuyễn. 
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, thêm 500ml nước rồi đun sôi 10 phút. 
  • Chia nước thuốc thu được thành nhiều phần và cho bé uống trong ngày. Tốt nhất nên hâm lại nước thuốc cho nóng trước khi uống. 

Xem thêm:

3. Những lưu ý khi dùng lá tía tô trị ho

Khi áp dụng những cách trừ ho từ thảo dược này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không áp dụng cho trẻ sơ sinh, vì có thể khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài, dị ứng. 
  • Nếu bị ho kèm với nghẹt mũi, sổ mũi thì nên dùng thêm gừng, xả để xông hơi. 
  • Công dụng của dược liệu này trong trị ho đến chậm, nên cần kiên trì thực hiện trong nhiều ngày. 

Với những cách sử dụng lá tía tô chữa ho được chia sẻ trong bài viết trên, chúc bạn chọn cho mình được phương pháp phù hợp nhất để nhanh chóng đẩy lùi các cơn ho khó chịu. Tuy nhiên, do thuốc phát huy tác dụng chậm nên để tránh ho chuyển sang giai đoạn mãn tính, các chuyên gia y tế khuyên tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh chữa ho nhanh chóng, hiệu quả và trị tận gốc các nguyên nhân gây ho.

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho Bảo Thanh được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc trị ho cổ phương có lịch sử hơn 300 năm là Xuyên bối tỳ bà cao, lại được gia thêm các vị thuốc trị ho được dùng phổ biến trong dân gian. Các vị dược liệu được kết hợp với nhau theo đúng nguyên lý trị bệnh tận gốc của đông y. Vì thế, sản phẩm này có tác dụng làm giảm sưng đau và ngứa rát trong vùng họng, làm loãng đờm và tiêu đờm; bổ phế, dưỡng phổi và tỳ vị; hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Từ đó, giúp giảm phản xạ ho, hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận