Mách bạn cách trị ho bằng lá bạc hà “siêu” đơn giản và hiệu quả tại nhà

Trong đông y, các bài thuốc trị ho bằng lá bạc hà từ lâu đã được áp dụng để cải thiện tình trạng cơn ho. Vậy vì sao thảo dược này có công dụng trừ ho và cách dùng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giúp bạn cách trị ho bằng lá bạc hà “siêu” đơn giản. 

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của bạc hà 

Mách bạn cách trị ho bằng lá bạc hà

Theo đông y, loại cây này có vị cay, mùi thơm, tính mát, không độc, tán phong nhiệt… nên thường được sử dụng để trị cảm mạo, nhức đầu, ho, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi…. 

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, loại thảo dược này chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe gồm: 

  • Menthol: có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát cổ họng, làm mát và thông đường họng, long đờm và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài, từ đó giúp giảm ho. 
  • Axit rosmarinic: chất chống oxy có tác dụng chống viêm và làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp do dị ứng. 
  • Vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt…: giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế các virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã khẳng định, bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa mạnh. Do đó, thảo dược này có tác dụng hỗ trợ điều trị cơn ho, cảm lạnh và các bệnh viêm đường hô hấp tốt. 

2. Top 9 cách trị ho bằng lá bạc hà 

2.1. Dùng lá tươi 

Đây là cách làm đơn giản nhất, không cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu mà vẫn mang đến hiệu quả cải thiện cơn ho tốt, nên được rất nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện: 

  • Lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. 

2.2. Dùng lá bạc hà với mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến là vị thuốc trừ ho, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Do đó, bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu trên để chữa ho theo cách dưới đây: 

  • Rửa sạch lá bạc hà, ngâm với nước muối khoảng 10 phút, để ráo nước rồi đem cắt nhỏ và trộn với 2 – 3 thìa mật ong. 
  • Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày. 

2.3. Lá bạc hà kết hợp quất xanh, đường phèn 

Quất xanh có chứa nhiều tinh dầu và vitamin C, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đường phèn bổ phế và tỳ vị, giúp trừ ho tốt. Vậy nên bài thuốc kết hợp từ ba thành phần trên phát huy công dụng trừ ho và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp tốt. 

Cách thực hiện: 

  • Cho đường phèn vào nồi đun cùng với một chút nước cho đến khi tan hoàn toàn. 
  • Sau đó, cho lá bạc hà đã được rửa sạch vào đun cùng. Khi hỗn hợp sôi lại và nước chuyển sang màu xanh, thì vắt nước cốt quất vào. 
  • Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại thì tắt bếp. Đợi nguội thì cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. 
  • Khi dùng, có thể uống trực tiếp mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê hoặc pha với nước ấm cho dễ uống. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.

2.4. Lá bạc hà kết hợp gừng, đường phèn

Bài thuốc này không chỉ có tác dụng giảm ho, tiêu đờm mà còn giúp thanh nhiệt, làm ấm phổi, làm thông thoáng cổ họng, ức chế vi khuẩn gây hại và chống buồn nôn. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị bạc hà 8g, gừng tươi 6g. Đem hai nguyên liệu rửa sạch, gừng thái lát mỏng rồi cho vào ấm. 
  • Cho một ít đường phèn vào ấm, thêm một lượng nước sôi vừa đủ và hãm khoảng 20 phút. 
  • Sau đó uống khi nước còn ấm. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. 

2.5. Lá bạc hà kết hợp cát cánh, hoa cúc, sơn tra và mật ong 

Bài thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp bị ho do dị ứng, có thể kèm theo một số triệu chứng như ngứa da, nổi mề đay…. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: cát cánh, hoa cúc và sơn tra mỗi vị 10g; bạc hà 6g; một ít mật ong. 
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cho vào ấm và hãm cùng với nước sôi khoảng 15 – 20 phút. 
  • Sau đó pha với mật ong và uống thay trà. 

Xem thêm:

2.6. Bạc hà kết hợp với cam thảo, cát cánh, huyền sâm, ngưu bàng

Khi bị ho kéo dài lâu ngày, khiến cơ thể mệt mỏi ăn không ngon và ngủ không đủ giấc. Bạn có thể dùng các vị thuốc trên để sắc uống theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị: cam thảo, cát cánh, huyền sâm và ngưu bàng mỗi vị 10g; bạc hà 5g. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch và cho vào ấm sắc lấy nước thuốc. 
  • Nước thuốc thu được uống hết trong ngày.

2.7. Bạc hà kết hợp bạch chỉ, kinh giới, hành hoa và phòng phong 

Các vị thuốc trên đều có tác dụng giúp trừ ho rất tốt. Vì vậy, bạn có thể áp dụng để đẩy lùi các cơn ho và cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị: bạc hà, hành hoa, kinh giới mỗi vị 6g; phòng phong 5g; bạch chỉ 4g. 
  • Các nguyên liệu trên rửa sạch, rồi đem hãm với sôi khoảng 15 phút. 
  • Uống khi nước thuốc còn nóng rồi nằm nghỉ ngơi. 

2.8. Bạc hà kết hợp hoa cúc vàng, kinh giới, hạt quan âm, kim ngân hoa

Đây là một trong những bài thuốc được dùng phổ biến trong đông y để chữa ho, chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi. Cách thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: hoa cúc vàng và hạt quan âm mỗi vị 10g; kim ngân hoa 15g; kinh giới 7g; bạc hà 5g. 
  • Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch, để ráo nước rồi đem sắc nước uống. 
  • Uống nước thuốc khi còn ấm nóng và uống hết trong ngày. 

2.9. Dùng tinh dầu bạc hà 

Với cách trừ ho này, bạn chỉ nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào nước sôi, sau đó xông hơi trong phòng kín. Tinh dầu theo hơi nước đi vào miệng sẽ giúp thông cổ họng, làm dịu các niêm mạc bị tổn thương và ức chế phản xạ ho hiệu quả. 

3. Những lưu ý khi dùng bạc hà trị ho

Khi áp dụng thảo dược này để chữa ho, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Không dùng cho người bị hen suyễn, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 
  • Thận trọng khi dùng cho người bị đau dạ dày, sỏi thận, người có cơ địa nhạy cảm.
  • Không lạm dụng với liều lượng quá nhiều. 
  • Không dùng tinh dầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, tin chắc rằng bạn đã bỏ túi được cho mình nhiều mẹo trị ho bằng lá bạc hà, cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hãy sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả chữa ho của phương thuốc này. 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà vị thuốc này có thể mang lại, các chuyên gia y tế khuyên bạn tốt nhất nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh khi bị ho. Đây là thuốc đông dược trị ho không kê đơn, nằm trong danh mục thuốc được cấp phép của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Chỉ sau vài ngày dùng Thuốc ho Bảo Thanh, cơn ho sẽ thuyên giảm đáng kể, đồng thời các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cũng được cải thiện nhanh chóng. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận