6 cách trị ho bằng cây chua me đất hiệu quả bất ngờ

Các mẹo chữa ho dân gian từ những thảo dược quanh vườn nhà thường được nhiều người áp dụng vì lành tính hơn thuốc tây y. Trong đó, cách trị ho bằng cây chua me đất được đánh giá cao vì nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện đơn giản. Dưới đây là 6 cách trị ho bằng cây chua me đất được dùng phổ biến nhất hiện nay. 

tri-ho-bang-cay-chua-me-dat

Mục lục bài viết

1. Tác dụng trị ho của cây chua me đất 

Cây chua me đất hay còn được gọi với những cái tên khác như: me đất, chua me, ba chìa, toan tương thảo, tạc tương thảo… thậm chí nhiều người còn gọi đây là cỏ ba lá may mắn vì hình dạng lá đặc biệt của chúng. 

Theo y học cổ truyền, loài thảo dược này có vị chua, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu ứ sát trùng, giải nhiệt, tiêu khát… thường được dùng để chữa ho, sốt cao, bí tiểu, mất ngủ, hạ huyết áp…. 

Theo y học hiện đại, loại cây này có tên khoa học là Oxalis corniculata. Trong thành phần có chứa acid oxalic, caroten, vitamin C, vitamin B, kali… có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Do đó, thảo dược này thường được dùng để trừ ho, trị các bệnh về phế quản, viêm họng, nghẹt mũi, khán tiếng, các bệnh về hệ tiêu hóa, huyết áp…. 

2. Cách trị ho bằng cây chua me đất

2.1. Me đất kết hợp muối 

Muối có tính sát khuẩn, chống viêm tốt nên khi kết hợp với cây chua me sẽ giúp nâng cao hiệu quả cắt cơn ho. Đối với cách này, bạn làm như sau: 

  • Me đất rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước, rồi đem giã nát với một chút muối.
  • Chắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai trực tiếp với một ít muối, rồi nuốt nước cốt. 

2.2. Uống nước chua me khô 

Dùng cây chua me phơi khô rồi hãm lấy nước uống cũng có tác dụng cải thiện tình trạng ho, giảm đau rát khó chịu tại vùng hầu họng. 

Cách thực hiện: 

  • Me đất rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước, rồi phơi khô và cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để dùng dần. 
  • Thì dùng, lấy một năm nhỏ để đun với nước và uống hàng ngày. 

2.3. Dùng me đất và mật ong 

Mật ong có chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, giúp kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ tái tạo các tế bào bị tổn thương. Vì thế hai vị thuốc này này khi kết hợp với nhau sẽ giúp làm giảm triệu chứng ho nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Ba chìa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước, rồi cắt nhỏ. 
  • Trộn đều hai nguyên liệu trên với nhau, rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày. 

Xem thêm cách trị ho bằng mật ong

2.4. Me đất kết hợp đường phèn 

Theo đông y, đường phèn có vị ngọt, tính bình; giúp kháng khuẩn, chống viêm, phổ phế và tỳ vị. Do đó, đường phèn thường được sử dụng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để chữa ho. 

Bài thuốc này được thực hiện như sau: 

  • Ba chìa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước, rồi cắt nhỏ và trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. 
  • Đem hỗn hợp trên chưng cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Đợi nguội bớt thì chắt lấy nước uống trước khi ăn cơm. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 

2.5. Bài thuốc từ cây chua me, lá xương sông, rau má và cỏ gà 

Theo đông y, các vị thuốc gồm lá xương sông, rau má và cỏ gà đều có công dụng trừ ho, tiêu đờm. Do đó, bài thuốc này được kê đơn phổ biến trong đông y để cải thiện tình trạng ho. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: toan tương thảo và rau má mỗi vị 40g, lá xương sông và cỏ gà mỗi vị 20g. 
  • Các vị thuốc trên đều lấy khi còn tươi, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, sau đó đem giã nhỏ rồi chắt lấy nước cốt. 
  • Cho thêm một ít đường phèn vào nước cốt thu được rồi cho lên bếp đun sôi. 
  • Chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. 

2.6. Me đất kết hợp lá hẹ, rễ chanh, lá xương sông, hạt mướp đắng và phèn chua 

Đây là một trong những bài thuốc trừ ho được áp dụng phổ biến trong đông y nhờ phát huy hiệu quả cải thiện chứng ho nhanh, lành tính. Đối với bài thuốc này, bạn làm theo cách sau: 

  • Chuẩn bị: ba chìa 10g, lá hẹ và lá xương sông mỗi vị 8g, rễ chanh 12g, 2g phèn chua, 5g hạt mướp đắng. 
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với nước. 
  • Khi thấy nước đã sôi kỹ, cho thêm một chút đường phèn vào khuấy đều rồi tắt bếp. 
  • Chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày. 

3. Lưu ý khi dùng cây chua me đất trị ho 

Khi dùng loại thảo dược này để trừ ho, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị sỏi thận, phụ nữ có thai bị ho và đang cho con bú. 
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, trước khi dùng nên rửa sạch và ngâm với nước muối. Không dùng những cây mọc ở khu vực không đảm bảo vệ sinh. 
  • Trong khi sử dụng, nếu thấy các dấu hiệu sức khỏe bất thường cần dừng dùng thuốc ngay, theo dõi sức khỏe và đi khám nếu cần thiết. 

Hiệu quả chữa ho của cây chua me đất đã được đông y và y học hiện đại kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu không chọn được nguyên liệu đảm bảo chất lượng và áp dụng đúng cách, thì vẫn có thể mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên khi xuất hiện các cơn ho do dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc các bệnh viêm đường hô hấp, tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để bổ phế, dưỡng phổi, trừ ho, tiêu đờm và cải thiện sức đề kháng của hệ hô hấp.

Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao và các vị thuốc trị ho phổ biến trong dân gian. Do đó thuốc rất lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

Bạn có thể uống Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để chữa ho. Đồng thời, có thể pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngay khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp dưỡng phổi, tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp; từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường thở như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận