11 Cách Chữa Trị Bệnh Cảm Lạnh, Cảm Cúm Tại Nhà Hiệu Quả

Chứng Cảm lạnh hay cảm cúm là những bệnh lý đường hô hấp đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, khi có những dấu hiệu của bệnh bạn có thể áp dụng những cách trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm tại nhà đơn giản và hiệu quả được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Mục lục bài viết

1. Vệ sinh mũi sạch sẽ 

Bạn cần vệ sinh mũi sạch sẽ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn trú ngụ trong mũi
Bạn cần vệ sinh mũi sạch sẽ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn trú ngụ trong mũi

Biểu hiện đặc trưng của người bị cảm là luôn trong tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi rất khó chịu. Vì thế lúc này bạn cần vệ sinh mũi sạch sẽ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn trú ngụ trong mũi tấn công sâu vào hệ hô hấp khiến bệnh trở nên nặng hơn. 

Đối với những người đã biết xì mũi, thì chỉ cần xì mũi thường xuyên để loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Lưu ý, trước và sau khi xì mũi thì nên vệ sinh tay sạch sẽ. Với những em nhỏ chưa biết tự mình hỉ mũi, thì cha mẹ nên hút mũi và rửa mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. 

2. Súc miệng bằng nước muối 

cách trị cảm lạnh, cảm cúm bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Trong khoang miệng có chứa nhiều virus, vi khuẩn và nấm gây hại cho sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể sinh sôi mạnh mẽ và tấn công vào hệ hô hấp. Do đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đồng thời cải thiện tình trạng cảm cúm. 

Tuy nhiên, đối với những em nhỏ chưa biết cách súc miệng thì không được áp dụng cách làm này. Thay vào đó, cha mẹ có thể dùng khăn ẩm và ấm để vệ sinh răng nướu cho bé. 

3. Bổ sung nhiều nước ấm cho cơ thể 

Bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất
Bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất

Khi điều trị cảm lạnh và cảm cúm, người bệnh thường được khuyên uống nhiều nước ấm để giúp làm ẩm và ấm vùng họng, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể uống trà, nước canh hoặc bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng. 

Theo các chuyên gia y tế khi mắc hai bệnh lý này, người bệnh nên uống nước ấm pha với siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để uống hàng ngày, tốt nhất là uống vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Siro Thuốc ho Bảo Thanh được bào chế từ các vị dược liệu quý có nguồn gốc từ tự nhiên, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Sản phẩm này có tác dụng dưỡng hệ hô hấp, bổ phế, trừ ho, tiêu đờm, giảm sưng đau và ngứa rát họng. Nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. 

Thuốc ho Bảo Thanh là thuốc không kê đơn, do đó bạn có thể pha 15ml siro với 200ml nước ấm và uống 2 lần/ngày. Đối với trẻ em thì dùng liều lượng ít hơn, theo hướng dẫn cụ thể ghi trên bao bì sản phẩm. 

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh để tăng cường hệ miễn dịch cho đường hô hấp và giúp ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp hiệu quả. 

4. Xông hơi 

Xông hơi có tác dụng kích thích niêm mạch máu ở mũi, giúp làm ẩm và ấm đường thở
Xông hơi có tác dụng kích thích niêm mạch máu ở mũi, giúp làm ẩm và ấm đường thở

Xông hơi có tác dụng kích thích niêm mạch máu ở mũi, giúp làm ẩm và ấm đường thở. Do đó sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, tống các chất dịch ra ngoài và giúp việc hít thở được dễ dàng hơn. Khi tiến hành xông hơi, bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp để tăng hiệu quả làm thông thoáng đường thở. 

5. Cúc tần

Theo đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm và tính ấm. Loại thảo dược này có công dụng giảm đau, hạ nhiệt nên thường được sử dụng khi bị cảm, cúm. 

Cách thực hiện được tiến hành như sau: 

  • Chuẩn bị 20g lá và cành non của cây cúc tần, 10g xả, 10g lá chanh. 
  • Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch và để ráo nước. 
  • Sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, cho thêm một lượng nước vừa đủ để đun sôi với lửa nhỏ. 
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt lấy nước để uống 2 – 3 ly mỗi ngày. 

6. Lá tía tô 

Tía tô là một trong những vị thuốc được hầu như tất cả mọi người sử dụng để giải cảm
Tía tô là một trong những vị thuốc được hầu như tất cả mọi người sử dụng để giải cảm

Tía tô là một trong những vị thuốc được hầu như tất cả mọi người sử dụng để giải cảm. Vì tía tô có tính ấm, giúp chống viêm rất tốt. Có hai cách dùng tía tô để giải cảm như sau: 

  • Cách 1: Rửa sạch 20g lá tía tô tươi, sau đó đem hãm với vừa được đun sôi. Đợi khoảng 5 – 10 phút cho tinh chất bên trong lá tía tô khuếch tán ra rồi uống trực tiếp. 
  • Cách 2: Lá tía tô tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem trộn với cháo nóng để ăn, sau đó nghỉ ngơi cho ra mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm hành lá và gừng tươi vào ăn cùng cháo để tăng hiệu quả trị bệnh. 

7. Vỏ và lá bưởi 

Trong vỏ bưởi và lá bưởi có chứa tinh dầu có vị cay, ngọt và đắng
Trong vỏ bưởi và lá bưởi có chứa tinh dầu có vị cay, ngọt và đắng

Trong vỏ bưởi và lá bưởi có chứa tinh dầu có vị cay, ngọt và đắng giúp trừ ho và giải cảm rất tốt. Đối với các nguyên liệu này, bạn có thể thực hiện theo hai cách sau: 

  • Cách 1: Chuẩn bị lá bưởi tươi, lá chanh, lá sả và hương nhu, đem rửa sạch các nguyên liệu. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi, rồi đem xông hơi để giải cảm. 
  • Cách 2: Gọt lấy vỏ bưởi, cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi nước vào đun sôi. Sau đó vớt vỏ bưởi ra và để ráo nước, rồi cho vào lọ thủy tinh. Thêm vào một lượng đường phèn vừa đủ và ngâm trong khoảng 1 tuần. Sau đó chắt lấy nước bưởi ngâm rồi nuốt từ từ. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. 

8. Tỏi 

Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm
=

Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn. Do đó, bạn có thể dùng tỏi để trị cảm lạnh, cảm cúm theo cách sau: 

  • Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng. 
  • Sau đó bỏ vào trong bình thủy tinh và cho thêm vào một lượng giấm vừa đủ. Ngâm trong khoảng 30 ngày. 
  • Khi sử dụng thì lấy lát tỏi vào ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 1 – 2 tép tỏi tươi giã nát sau đó pha với 1 ly nước ấm và uống trực tiếp. Tuy nhiên, vị hăng của tỏi sẽ hơi khó nuốt. 

9. Gừng 

Trong gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, ức chế virus
Trong gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, ức chế virus

Gừng có chứa các hoạt chất giúp giữ ấm cơ thể, chống viêm rất tốt. Do đó, dùng gừng để giải cảm là cách được áp dụng phổ biến nhất trong dân gian. Đối với cách này, bạn chỉ cần thái vài lát gừng tươi rồi đem pha với nước nóng và uống trực tiếp. Bạn có thể cho thêm một ít mật ong để dễ uống hơn. 

10. Mật ong 

Mật ong có tác dụng chống viêm, bổ sung các dưỡng chất giúp hệ hô hấp khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì thế, dùng mật ong để giải cảm mang đến hiệu quả rất tốt. Bạn chỉ cần pha một ly mật ong và uống từ từ, để các dưỡng chất thấm sâu vào cổ họng. Uống nước mật ong mỗi ngày 2 – 3 lần để có được kết quả tốt nhất. 

Kết hợp chanh với mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả giải cảm nhanh chóng
Kết hợp chanh với mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả giải cảm nhanh chóng

Kết hợp Mật ong và chanh 

Trong chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Kết hợp chanh với mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả giải cảm nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Cho 200ml nước vào nồi đun sôi. 
  • Khi nước sôi thì vắt lấy nước cốt ½ quả chanh vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi lại. 
  • Cuối cùng cho thêm một ít mật ong và tắt bếp. 
  • Đợi nguội thì uống trực tiếp. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. 

11. Hành lá 

Hành có vị cay, tính ấm, gây đổ mồ hôi, giúp tán hàn, thông âm, giải độc và giải cảm. Do đó, khi bị cảm nhiều người thường ăn cháo hành để làm ấm cơ thể và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Với cách này, bạn chỉ cần thái một ít lá hành tươi rồi trộn với cháo nóng và ăn bình thường. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã chia sẻ đến bạn 11 cách chữa trị cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả, rất dễ thực hiện tại nhà. Hãy chọn cách phù hợp nhất để thực hiện, giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhé. 

5/5 - (5 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận