Bé bị viêm phế quản – Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh dễ gặp, không khó điều trị nhưng nếu để kéo dài thì có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe cho trẻ. Vậy khi bé bị viêm phế quản thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

bé bị Viêm phế quản là bệnh dễ gặp, nhưng không khó điều trị
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh dễ gặp, nhưng không khó điều trị

Mục lục bài viết

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì? 

Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ là tình trạng phế quản bị tấn công bởi các tác nhân gây hại, dẫn đến viêm nhiễm và nhiễm trùng. Lúc này phế quản bị sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở của trẻ. 

Những đối tượng dễ bị mắc viêm phế quản nhất gồm: 

  • Trẻ em có sức đề kháng kém.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. 
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật…. 
  • Trẻ sống trong môi trường có độ ẩm cao và nhiều nấm mốc. 

2. Nguyên nhân bé bị viêm phế quản

  • Virus và vi khuẩn là hai nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ, các vi khuẩn khiến bé bị viêm phế quản gồm: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…. 
  • Khi điều kiện môi trường nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết chuyển mùa, trời lạnh… các loại virus và vi khuẩn phát triển mạnh. Do đó, tỉ lệ viêm phế quản ở trẻ em cũng sẽ tăng cao. 
  • Không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, bụi bẩn và hóa chất… cũng là tác nhân khiến trẻ bị viêm phế quản. Các tác nhân này khiến cuống phổi trẻ bị sưng lên, dẫn đến viêm phế quản và nhiều vấn đề về đường hô hấp khác. 
  • Khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh do tắm quá lâu, tắm bằng nước lạnh, ở trong phòng điều hòa lâu, quạt thẳng vào trẻ… cũng sẽ dẫn đến viêm phế quản. Nếu những thói quen này kéo dài, có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính ở trẻ. 
  • Bệnh còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, cơ địa bé dễ dị ứng với các tác nhân bên ngoài, amidan bị mở rộng quá mức…. 

3. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em 

Những dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản bao gồm: 

  • Ho khan, ho có đờm, ho kéo dài. 
  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Khó thở, tiếng thở rít trong thanh quản. 
  • Sốt, phát ban. 
  • Mắt đỏ. 
  • Sưng hạch bạch huyết. 

Những dấu hiệu ở trẻ sơ sinh cũng tương tự các bé trên 1 tuổi. Ngoài ra, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy bé mệt mỏi, quấy khóc và thường bỏ bú. 

4. Bé bị viêm phế quản có nguy hiểm không? 

Viêm phế quản ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu bệnh sớm được phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời

Cũng tương tự nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phế quản ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu bệnh sớm được phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Nếu cha mẹ để bệnh kéo dài, diễn biến đến mức độ nặng hoặc trị bệnh sai cách thì có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe ở trẻ, gồm: 

  • Viêm phế quản cấp ở trẻ em kéo dài sẽ gây viêm phổi ở trẻ. 
  • Dẫn đến hen phế quản mãn tính, hoặc viêm phế quản co thắt ở trẻ em nếu viêm phế quản không được trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần. 
  • Bé bị suy hô hấp ho niêm mạc phế quản phù nề quá mức gây rắc đường thở. 
  • Trẻ bị dàn dịch màng phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

5. Cách chữa trị khi bé bị viêm phế quản 

5.1. Vệ sinh mũi họng cho trẻ 

Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ và thường xuyên bằng nước muối sinh lý là điều cha mẹ cần làm khi trẻ bị viêm phế quản. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ và giúp trẻ dễ thở hơn. 

Đối với những trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi hỗ trợ, để vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho trẻ. 

5.2. Uống nhiều nước ấm 

Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở
Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở

Bổ sung nhiều nước ấm có tác dụng giúp làm dịu và ẩm đường thở, hỗ trợ loãng đờm và tiêu đờm. Vì thế, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi trẻ bị viêm phế quản. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường cữ bú cho trẻ. 

5.3. Giữ ấm cơ thể cho bé 

Cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé
Cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé khi bé mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đồng thời, hạn chế cho bé ở trong phòng lạnh có điều hòa, hoặc ngồi trước quạt quá lâu. 

5.4. Duy trì độ ẩm trong không khí ổn định 

Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định
Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng ở mức ổn định

Độ ẩm trong không khí giảm là một trong những nguyên nhân khiến hệ hô hấp bị kích ứng, dẫn tới viêm nhiễm nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên sử dụng thêm các thiết bị làm ẩm không khí vào những ngày độ ẩm giảm thấp, hoặc khi dùng điều hòa trong mùa hè. 

5.6. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Đối với những trẻ trên 1 tuổi bị viêm phế quản, cha mẹ nên cho bé sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị bệnh. Đây là thuốc đông dược cao cấp, được bào chế từ các vị dược liệu quý của bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao nổi tiếng có lịch sử hơn 300 năm, lại được gia thêm các vị thuốc phổ biến trong dân gian như Ô mai, Cam thảo, Mật ong, Bạc hà…. Do đó, sản phẩm này có tác dụng điều trị các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi của bệnh viêm phế quản. 

Đồng thời, các vị dược liệu trong Thuốc ho Bảo Thanh còn phát huy công dụng hỗ trợ các niêm mạc bị tổn thương trong hệ hô hấp, làm ẩm và làm ấm đường thở, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Nhờ đó, sản phẩm giúp điều trị viêm phế quản và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc không cần kê đơn. Vì thế, cha mẹ có thể cho bé uống theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, có thể pha Thuốc ho Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, thời điểm tốt nhất là ngay sau khi bé thức dậy và trước khi bé đi ngủ. Cách này sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bé khỏe mạnh hơn. 

5.7. Áp dụng một số mẹo dân gian 

Bên cạnh những cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản theo hướng dẫn trên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ như sau: 

  • Mật ong: Cho bé uống nước ấm pha với mật ong và thêm một chút nước cốt chanh cho bé uống 2 lần/ngày. Lưu ý, cách này không áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. 
  • Gừng: Rửa sạch gừng tươi rồi xay nhuyễn. Sau đó chắt lấy nước cốt và trộn với một lượng vừa đủ, đem đun trên bếp nhỏ lửa để có được hỗn hợp cao đặc. Cho hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh bảo quản và dùng dần. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê pha với một ly nước ấm, cho bé uống ngày 2 lần. Cách này cũng không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. 
  • Súp cà chua: Nấu súp cà chua và cho thêm một chút hạt tiêu và cho bé ăn 2 lần/ngày. 

5.8. Dùng thuốc tây y 

Khi trẻ bị viêm phế quản ở mức độ nặng, áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà là chưa đủ. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc tây y cho bé, gồm: 

  • Thuốc giảm đau hạ sốt và giảm đau, thường là paracetamol, acetaminophen hoặc ibuprofen. 
  • Thuốc loãng đờm như N-acetylcystein để hỗ trợ giảm độ đặc của đờm nhầy, tiêu đờm. 
  • Thuốc giãn phế quản hoặc thuốc corticosteroid để giảm viêm khi bé bị hen suyễn. 
  • Thuốc kháng sinh nếu do vi khuẩn gây ra. 

6. Bé bị viêm phế quản khi nào đến đến gặp bác sĩ? 

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bé bị sốt cao
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bé bị sốt cao

Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay, nếu trẻ bị viêm phế quản có kèm các triệu chứng sau: 

  • Sốt cao đến 39°C.
  • Khó thở, người tím tái. 
  • Trẻ ho cơn kéo dài không dứt. 
  • Trẻ ngủ li bì khó đánh thức. 
  • Trẻ bỏ bú và bỏ bữa. 

7. Các biện pháp phòng ngừa

Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé
Cho bé đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp của bé

Để phòng ngừa bệnh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau cho con: 

  • Tiêm phòng vaccine cảm cúm đầy đủ cho trẻ. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ. 
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe của trẻ như đồ ngọt, đồ chiên rán dầu mỡ, nước có gas…. 
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người đang mắc bệnh, người hút thuốc lá.… 
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hay trời lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé sạch sẽ. 
  • Với các bé trên 1 tuổi, khi thời tiết giao mùa, nên tập cho trẻ thói quen mỗi sáng sau khi vừa ngủ dậy, cho bé uống siro Bảo Thanh với nước ấm để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp, bổ phế, phòng ngừa ho ngay từ đầu, không cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công hệ hô hâp.

Để có thể chăm sóc con được tốt nhất, cha mẹ cần phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé. Vì vậy hi vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe bé tốt hơn. Nếu cha mẹ còn thêm những vấn đề băn khoăn lo lắng về bệnh viêm phế quản ở trẻ. Hãy để lại tin nhắn dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của Thuốc ho bổ phế Bảo thanh sẽ giúp cha mẹ giải đáp. 

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận