Bé bị viêm họng ăn vào là nôn – Nguyên nhân và cách chăm sóc

Bé bị viêm họng ăn vào là nôn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên người bé mệt mỏi, quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này và cách chăm sóc bé lúc này thế nào?

tre-bi-viem-hong-an-vao-la-non

Mục lục bài viết

1. Vì sao trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn? 

Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng là bị virus, vi khuẩn tấn công. Lúc này hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể mệt mỏi, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến trẻ không tiêu hóa và hấp thụ được các thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, có thể dẫn đến trào ngược dạ dày và khiến trẻ bị nôn trớ. 

Đặc biệt, với những trẻ lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, thì tình trạng nôn sẽ nặng hơn. Nguyên nhân là vì kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột, khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, dễ khiến trẻ buồn nôn và bị nôn. 

Ngoài ra, thêm một lý do khiến trẻ bị viêm họng ăn vào bị nôn là do hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, dạ dày trẻ thường nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên khi bé ho dễ kéo theo nôn trớ. 

Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ bị viêm họng ăn vào nôn là triệu chứng khá phổ biến và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé đúng cách thì sẽ nhanh chóng cải thiện được vấn đề này. 

2. Cách chăm sóc khi bé bị viêm họng ăn vào là nôn 

2.1. Không ép trẻ ăn 

Khi họng bị viêm, cổ họng của trẻ bị sưng đau, ngứa rát khó chịu khiến trẻ bị khó chịu khi nuốt thức ăn. Nên thời gian này bé ăn uống ít hơn là điều bình thường. Phụ huynh không nên nóng vội muốn bé mau khỏe mà ép trẻ ăn nhiều. Điều đó càng khiến trẻ cảm thấy sợ ăn hơn. 

Thay vào đó, cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Sau khi bé ăn, nên đợi khoảng 2 – 3 tiếng để dạ dày ổn định lại rồi hãy cho bé ăn tiếp. Cách này sẽ giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế nôn trớ. 

2.2. Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng 

Để giúp việc ăn uống của trẻ dễ dàng hơn, cha mẹ nên nấu các đồ ăn lỏng như cháo, súp… cho trẻ. Các món ăn này dễ nuốt, hạn chế kích thích cổ họng nên không gây nhiều khó chịu cho bé khi ăn. Cha mẹ nên xay nhỏ các loại thịt, rau củ để nấu cháo, súp nhằm bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé. 

2.4. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm 

Cha mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, ổi, kiwi…. Cùng với các thực phẩm giàu kẽm như: tôm, cua, ngao, rau chân vịt, củ cải trắng…. 

Vitamin C và kẽm giúp bé tăng cường sức đề kháng. Do đó, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm có chứa vitamin C và kẽm, để cơ thể bé chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn. 

2.5. Cho bé uống nhiều nước 

Uống nhiều nước không chỉ có tác dụng làm dịu họng và loãng đờm, mà còn giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nhờ đó sức khỏe của bé sẽ ổn định hơn. Đồng thời, việc uống đủ nước sẽ giúp dịch tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, tăng cường hấp thụ các dưỡng chất trong thức ăn và làm giảm tình trạng nôn ở trẻ. 

Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ, thì mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ thì giảm cữ bú của trẻ lại. 

Còn đối với những trẻ trên 1 tuổi, các chuyên gia y tế khuyên phụ huynh nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh pha với nước ấm và uống 2 lần/ngày. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, có tác dụng trừ ho, bổ phế, dưỡng họng, làm giảm sưng đau, ngứa rát ở vùng họng, làm loãng đờm và tiêu đờm, hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương.

Khi vùng họng của trẻ giảm sưng đau và ngứa rát, trẻ ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nhờ đó, các triệu chứng bệnh của trẻ sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Xem thêm: Bé bị viêm họng uống thuốc gì?

2.6. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối 

Đối với những trẻ đã biết súc miệng, cha mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối. Trong nước muối chứa các thành phần có tính sát khuẩn, chống viêm nên sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn không cho chúng di chuyển xuống vùng họng và tấn công cổ họng. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

2.7. Điều trị viêm họng 

Khi tình trạng viêm nhiễm họng ở giai đoạn nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp trị bệnh tại nhà. Nhưng sau 5 – 7 ngày không thấy các triệu chứng được cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.

2.8. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều 

Họng bị viêm, kèm theo không ăn uống được khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, để cơ thể hồi phục, nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. 

3. Trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn khi nào nên gặp bác sĩ? 

Khi họng trẻ bị viêm, ăn vào là nôn và có kèm theo các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị: 

  • Cứng cổ. 
  • Khó thở. 
  • Sốt kéo dài trên 3 ngày. 
  • Đau tai hoặc có dịch chảy ra từ tai. 
  • Đau xoang quanh xương gò má hoặc mắt. 
  • Cơ thể có dấu hiệu bị mất nước. 
  • Phát ban hồng lan rộng hoặc có những đốm, chấm màu tím, màu đủ trên da. 
  • Xuất hiện hạch lớn ở cổ. 

Bài viết trên của Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã giải thích nguyên nhân vì sao trẻ bị viêm họng ăn vào là nôn. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho bé ở giai đoạn này. Cha mẹ hãy thực hiện theo những cách được chia sẻ trong bài viết, để giúp trẻ mau khỏe và khỏi bệnh hoàn toàn. 

Đánh giá cho bài viết này
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận