Bà bầu bị viêm amidan phải làm thế nào?

Thời điểm bầu bí nhạy cảm khiến chị em dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp như viêm amidan. Vậy bà bầu bị viêm amidan phải làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cũng như cách điều trị bệnh viêm amidan tốt nhất trong bài viết dưới đây. 

Bà bầu bị viêm amidan
Bà bầu thường bị viêm amidan trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Mục lục bài viết

1. Vì sao bà bầu dễ bị viêm amidan? 

Khi mang thai, hormone của cơ thể thay đổi, trở nên nhạy cảm hơn với tất cả mọi tác nhân trong môi trường sống. Lúc này hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém nên chị em dễ mắc bệnh. Đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan….

Riêng đối với viêm nhiễm amidan, bà bầu thường sẽ mắc bệnh lý này trong 3 tháng đầu của thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây bệnh gây chính gồm: 

  • Do virus, vi khuẩn và nấm. 
  • Thời tiết thay đổi thất thường. 
  • Môi trường ô nhiễm. 
  • Nôn nghén hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. 
  • Tiếp xúc với những người mắc các bệnh viêm đường hô hấp. 

2. Triệu chứng viêm amidan ở phụ nữ mang thai 

Khi phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm amidan, thì sẽ xuất hiện những triệu chứng gồm: 

  • Đau rát họng, khô họng, họng ngứa ngáy khó chịu. 
  • Amidan sưng đỏ, có nhiều giả mạc hoặc mủ ở bề mặt amidan. 
  • Ho kéo dài, ho khan, khi tình trạng viêm nhiễm nặng hơn thì sẽ bị ho có đờm. 
  • Khó nuốt, họng có cảm giác vướng víu. 
  • Khàn giọng, giọng nói thay đổi hoặc mất giọng. 
  • Khó thở, hoặc xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ. 
  • Hơi thở có mùi hôi, tanh khó chịu. 
  • Có thể bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ hoặc không sốt. 

3. Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không? 

Nếu triệu chứng ở mức độ nhẹ, bệnh được điều trị sớm và đúng phương pháp, kết hợp với chăm sóc sức khỏe đúng cách, thì bệnh sẽ nhanh chóng được chữa khỏi mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. 

Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài mà bỏ lỡ thời điểm vàng để trị bệnh, hoặc áp dụng sai cách chữa bệnh, khiến tình trạng amidan bị viêm nặng hơn, thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. 

Một số biến chứng có thể kể đến gồm: 

  • Thai nhi thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển. 
  • Trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu mẹ bầu bị viêm amidan hốc mủ
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung và sinh non ở mẹ bầu. 

4. Cách trị viêm amidan cho bà bầu

Do cơ thể mẹ rất nhạy cảm trong giai đoạn mang thai, vì thế mẹ bầu hết sức lưu ý khi áp dụng các biện pháp chữa viêm amidan. Một số cách chăm sóc sức khỏe cho chị em khi mắc bệnh lý này gồm: 

4.1. Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Trong khoang miệng có chứa nhiều virus, vi khuẩn và nấm gây hại cho sức khỏe nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Do đó, chị em nên dùng nước muối súc miệng hàng ngày, vì nước muối có tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm, nên sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho amidan. 

Chị em có thể tự pha nước muối loãng để súc miệng tại nhà. Tuy nhiên, để tránh tình trạng pha quá nhiều muối, khiến cơ thể dư thừa muối và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu tốt nhất nên mua nước muối sinh lý được bán tại hiệu thuốc để sử dụng. 

4.2. Xông hơi bằng nước ấm 

xong-hoi-giup-tieu-dom
Xông hơi là một cách long đờm hiệu quả và tốt cho sức khỏe

Biện pháp này sẽ giúp cung cấp độ ẩm và làm ấm cho vùng hầu họng, làm giảm tình trạng khô họng, họng đau rát, ho khan; nếu người mẹ bị ho có đờm thì cách này sẽ giúp làm loãng đờm và tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, chị em có thể cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, khuynh diệp vào nước xông hơi để tăng thêm hiệu quả. 

4.3. Dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh
Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc đông dược cao cấp, được bào chế từ các dược liệu tự nhiên và được sản xuất bởi hệ thống dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Do đó, chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Đồng thời, Thuốc ho Bảo Thanh còn vinh dự nhận được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt – giải thưởng cao quý tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt, mà không phải đơn vị nào cũng nhận được; và Thuốc ho Bảo Thanh cũng vinh dự là Sản phẩm thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền. 

Các vị dược liệu trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ kiểm soát để bệnh không phát triển nặng hơn. Đồng thời, thuốc có tác dụng dưỡng vùng hầu họng, giúp giảm sưng đau, làm ấm và giảm đau rát ở vùng họng; từ đó giúp giảm sưng đau họng, trừ ho do viêm nhiễm amidan hiệu quả. 

Ngoài ra, Thuốc ho Bảo Thanh còn có tác dụng bổ phế, tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. Vì vậy, sản phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Đối với chị em mang bầu dưới 3 tháng, đây là giai đoạn cơ thể rất nhạy cảm, áp dụng bất kỳ biện pháp chăm sóc sức khỏe nào cũng cần hết sức cẩn thận. Do đó, chị em tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Còn đối với những chị em mang bầu trên 3 tháng, có thể yên tâm sử dụng Thuốc ho Bảo Thanh theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. 

4.4. Mật ong chanh 

Sự kết hợp giữa mật ong chanh mang đến phương thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giàu vitamin C cho cơ thể, rất tốt cho mẹ bầu. Vì thế chị em có thể áp dụng cách này như sau: 

  • Pha 1 – 2 thìa mật ong với 1 ly nước ấm. 
  • Vắt thêm nước cốt ½ quả chanh, khuấy đều rồi uống. 
  • Thực hiện trong nhiều ngày liên tục. 

4.5. Trà gừng 

Trong gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, ức chế virus
Trong gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, ức chế virus

Gừng có công dụng làm ấm cơ thể, giúp kháng khuẩn, chống viêm nên cũng giúp cải thiện tình trạng amidan bị viêm. Mẹ bầu chỉ cần thái vài lát gừng tươi mỏng và hãm với nước nóng. Uống nhiều ngày liên tục để hỗ trợ điều trị bệnh. 

4.6. Thuốc tây y 

Phụ nữ mang thai thường được các bác sĩ khuyên nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc tây y nếu không phải là trường hợp thực sự cần thiết. Do đó, khi tình trạng viêm nhiễm amidan ở mức độ nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thì chị em mới nên dùng thuốc tây để trị bệnh. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được kê đơn gồm: 

  • Thuốc chống viêm 
  • Thuốc giảm đau, thuốc sát trùng tại chỗ
  • Thuốc kháng sinh 

5. Cách ngăn ngừa viêm amidan khi mang thai 

Bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất
Bạn cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất

Để ngăn ngừa bà bầu bị viêm amidan, chị em cần chú ý một số vấn đề trong dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày dưới đây: 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giàu protein, canxi, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, trời lạnh hoặc dùng điều hòa. 
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là uống nước ấm, có thể thay thế bằng nước ép trái cây, canh súp ít dầu mỡ. 
  • Hạn chế ăn uống các đồ cay nóng, đồ nhiều gia vị, đồ lạnh, nước có gas…. 
  • Tập luyện thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng. 
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp. 

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh viêm amidan cho chị em trong giai đoạn mang bầu. Ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng amidan bị viêm, chị em cần sớm áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, tuyệt đối không nên chủ quan đối với bệnh lý này. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và vượt qua giai đoạn thai kỳ thành công. 

5/5 - (6 bình chọn)
Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia:
0 bình luận